Ăn thua ở chỗ LIỀU LƯỢNG

Ai cũng biết là nhiều món ăn nên thuốc dễ dàng nếu dùng đúng cách. Bằng chứng là báo nào cũng có trang sức khỏe gắn liền với dinh dưỡng. Chỉ tiếc là ít khi có bài viết về món ăn, thức uống có tác dụng trái ý khi lạm dụng, hay nhiều khi chỉ vì dùng sai do chưa hiểu. Món ngọt, như bánh kẹo, chè mứt là một thí dụ.

Nếu món ngọt được nhiều người ưa chuộng, cho dù thầm lén, vì trời sinh chiếc lưỡi có nhiều cảm thụ thần kinh hảo ngọt, thì cũng chính các món này bị hài tội rất thường trên trang báo. Không sai nhưng không hẳn lúc nào cũng với phần luận tội trọn nghĩa công bằng.



 

Chưa nói chi đến bệnh tiểu đường, ăn quá ngọt đúng là có khả năng gây hại cho người bị bệnh ngoài da, người có cơ tạng dị ứng, đối tượng hay bị mụn, đặc biệt khi hoạt động của hệ nội tiết không ổn định, vì lượng đường trong máu khi dao động là yếu tố kích hoạt của nội tiết tố testosteron khiến da dễ nhờn, tóc dễ rụng, mặt dễ nổi mụn… Cũng vì cơ chế này mà nhiều ông có ảo tưởng với bữa cơm chiều nhiều món ngọt như thuốc cường dương! Không sai nhưng chỉ được ít phút của hiệp đầu vì lửa của chất đường bao giờ cũng là lửa rơm!

Vì món ngọt là giếng năng lượng nên hảo ngọt là đòn nốc ao cho người béo phì. Ăn kiêng để vì béo phì mà tối nào cũng len lén nướng sạch một thẻ sô-cô-la loại có sữa béo ngậy thì có uống thuốc thánh cũng khó giảm cân. Với người có đường tiêu hóa nhạy cảm thì món ngọt là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nay tiêu chảy, mai táo bón. Khỏi nói dông dài cũng biết kẹo mứt là món ăn đại kỵ của người bệnh tiểu đường vì khả năng đẩy lượng đường trong máu lên thẳng như pháo thăng thiên.

Không chỉ bất lợi vì chất ngọt, bánh kẹo, tất nhiên trong ý nghĩa tương đối, chẳng khác nào chất gây nghiện do thiếu đường khó tránh mỏi mệt. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa ở người trầm uất, cũng như ở đối tượng bước vào tuổi mãn kinh. Kể đến đây cứ thấy toàn là tội. Dưới mắt nhà khoa học lại khác. Nếu biết tiếp tế món ngọt cho cơ thể lúc đang thiếu năng lượng theo kiểu “miếng khi đói bằng gói khi no” thì món ngọt vẫn là món ăn nên thuốc. Bằng chứng là sôcôla, theo các nhà nghiên cứu ở Hollywood nếu dùng ở lượng thấp, không hơn 10g mỗi ngày, nghĩa là khoảng 1/10 thẻ sô-cô-la thông thường, có tác dụng tái lập quân bình dẫn truyền thần kinh trong não bộ, đồng thời hưng phấn phản ứng phóng thích endorphin, nội tiết tố tạo cảm giác sảng khoái và lạc quan. Miếng nhỏ sô-cô-la sau giờ làm việc, tách nhỏ cacao trong buổi điểm tâm chính là bí quyết để “đường dài mới biết ngựa hay”.

Biết là tác dụng của món ăn tùy thuộc vào liều dùng. Nhưng với món ngọt, khi đưa vào áp dụng lại không dễ vì một trở ngại ngoài dự kiến. Ăn ngọt cũng từa tựa ăn hối lộ. Không dễ gì chỉ nhấm một chút khi gặp món khoái khẩu.
 

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

==>  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ “BÉO PHÌ”:

1.  DƯ gì tội nghiệp BÀN CÂN?!  Xem tại: https://bit.ly/32fmQuF

2.  VÌ SAO phải giữ cái EO?  Xem tại: https://bit.ly/2TUaWll

3.  Cớ sao càng NHỊN càng RẦU? Xem tại:  https://bit.ly/3mSaEHY

4.  Càng ngủ ÍT...càng PHÌ.  Xem tại:  https://bit.ly/3eqFJj5

5.  Càng cao DANH VỌNG càng khó thành SIÊU MẪU! Xem tại: https://bit.ly/3jTQuvi

6.  Vì sao ngoại hình như…QUẢ TRỨNG?! Xem tại: https://bit.ly/34ZaNTR

7.  Làm sao có ăn mà KHÔNG chịu? Xem tại: https://bit.ly/368KF8f

8.  Tên nghe KHÔ KHAN nhưng TƯƠI MÁT! Xem tại: https://bit.ly/3kZX8BB

9.  Vài MÁNH để GIỮ EO.  Xem tại: https://bit.ly/3oYNNwh

10.  THON THON nhờ biết CÁCH ĂN. Xem tại: https://bit.ly/36a8E7n

11.  GỈAM CÂN thế nào trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại: https://bit.ly/3l0IVEu

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay