BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN

(Biên soạn bởi Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng)

Ai cũng biết ngủ được sướng như tiên. Cũng vì hiểu thế nên các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã truy tìm lý do tại sao nhiều người còn trẻ, coi còn khỏe nhưng lại ngủ không trọn giấc. Kết quả thống kê với đối tượng nam nữ trong độ tuổi 30 – 40 cho thấy họ không hài lòng với chất lượng của giấc ngủ vì:
•    54% trăn trở suốt đêm vì xem phim gay cấn quá khuya.
•    27% tuy đặt lưng ngủ ngay nhưng chỉ được vài giờ thì thức giấc do làm việc quá muộn.
•    19% khó ngủ cho đến gần sáng vì thói quen dùng cà-phê sau 21 giờ.

Hậu quả là nạn nhân, dù mất ngủ theo kiểu nào cũng vậy, bần thần mệt mỏi khi thức giấc, cứ như đã không chợp mắt lại thêm kéo cày suốt đêm! Vấn đề lại không chỉ có bấy nhiêu. Thầy thuốc ở Mỹ thừa thắng xông lên đã tìm hiểu về mối liên hệ giữa số giờ ngủ ngontình trạng xơ vữa mạch máu. Kết quả rõ hơn ban ngày là người ngủ không đủ giờ, người ngủ xong vẫn còn thèm ngủ dễ bị bệnh tim mạch, cụ thể là cao huyết áp, với tỷ lệ cao gấp 4 lần người đặt lưng là o o đến sáng bất kể xe tải có chạy rầm rầm suốt đêm ngay ngoài cửa.

Đáng nói hơn nữa là người thiếu ngủ không chỉ vướng bệnh tim. Chuyên gia về giấc ngủ đã chứng minh đãng trí, béo phì, trầm cảm, liệt dương thậm chí bệnh tiểu đườnghậu quả của nhiều đêm mất ngủ khiến suy giảm chức năng tư duy, dao động nội tiết tố, rối loạn biến dưỡng không hẹn mà cùng nhau gia tốc khi gia chủ trao tráo chờ sáng.

(Bạn có biết TẢO SPIRULINA giúp NGỦ NGON, AN THẦN mà KHÔNG GÂY HẠI!)

Ngủ được đủ tám tiếng mỗi đêm tất nhiên quá tốt. Tuy vậy, theo báo cáo chắc như bắp của chuyên gia ở trung tâm nghiên cứu giấc ngủ ở Stuttgart, nếu không được như thế thì chỉ cần 6 giờ ngủ ngon, nhất là 4 giờ đầu thuận buồm xuôi gió thì gia chủ thừa sức bơi qua bể khổ. Ngược lại, đừng trách cứ sao tim lo đẩy máu cho chỗ khác nhưng lại thiếu máu ngay trên thành tim nếu ngủ không đến 4 tiếng đồng hồ mỗi đêm.

Thêm vào đó, đừng quên nhiều người tìm thầy khắp nơi nhưng đêm nào cũng chỉ ngủ được ít tiếng rồi giật mình, dù không bị ai đánh thức, để thức trắng đến sáng và trỗi dậy với cảm giác lừ đừ, tâm trạng buồn bã, đầu óc mơ mơ màng màng, tay chân nặng nề dù không hề vận động trong đêm. Hiệu năng lao động của nhóm này tất nhiên ở mức thừa sức lãnh giấy nghỉ việc! Lý do lại ít ai ngờ là vì tác dụng phụ khó tránh của một số thuốc như thuốc hạ áp, bình suyễn, lợi tiểu, ngừa thai, giảm đau, chống trầm cảm… Bệnh nhân vì thế nên bàn với thầy thuốc để đổi thuốc khác kịp thời, thay vì chấp nhận được này mất kia vì mất ngủ sớm muộn cũng kéo theo mất thêm nhiều thứ! Do đó cần cương quyết nói không với thuốc an thần loại hóa chất tổng hợp để để đừng bệnh thêm vì phản ứng phụ của thuốc! Khéo hơn nữa nếu ưu tiên cho dược thảo có công năng “nhiều trong 1”, vừa thư giãn thần kinh để dễ tìm giấc ngủ tự nhiên, vừa cải thiện tuần hoàn não để lỡ thiếu giờ ngủ nhưng tế bào thần kinh vẫn không thiếu dưỡng khí. Không có gì khó hiểu nếu y sư Lý Thời Trân xếp các cây thuốc “hoạt huyết” vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm.

Đêm dài bao giờ cũng lắm mộng. Trúng cơn ác mộng hay gặp giấc mơ hiền hòa là chuyện khác, miễn là đêm nào cũng đủ giờ hành chánh để các cơ quan trọng yếu như não, tim, gan, thận có dịp nghỉ ngơi. Đúng là vụng về nếu tự mình rút ngắn giờ ngủ bằng nếp sinh hoạt đi ngược với qui luật của thiên nhiên. Khi đó đừng lấy làm lạ nếu người ngủ lúc nào cũng ngon nhờ kiếm ăn khoẻ re là… thầy thuốc!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ:

1.  SPIRULINA, AN THẦN KHÔNG GÂY HẠI.  Xem tại:  https://bit.ly/2ET3sIP

2.  TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2GIw7CR

3.  BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN.  Xem tại:  https://bit.ly/2QWBXoQ

4.  Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ!  Xem tại:  https://bit.ly/2CEGCDv

5.  TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2CCJzEv

6.  Uống THUỐC NGỦ để… THỨC!  Xem tại:  https://bit.ly/2QYQLnj

7.  Vài MÁNH để thành TIÊN!  Xem tại:  https://bit.ly/2BJSamZ

8.  ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại:  https://bit.ly/2rX5qQV

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay