Đừng vội giết gà bằng dao mổ trâu!

Khuyên thì rất dễ khi người khác mất ngủ. Dù vậy vẫn phải khuyên. Người bị mất ngủ không nên quá vội vàng chọn ngay giải pháp dùng thuốc mạnh. Không riêng gì thuốc an thần, thuốc mạnh hầu như bao giờ cũng có hai nhược điểm: thuốc mạnh gây lệ thuốc và thuốc mạnh sớm muộn sẽ dẫn đến hậu quả phải dùng thuốc mạnh hơn vào lúc nào đó. 
 
 

Trên thực tế, trong nhiều trường hợp có thể điều trị hiệu quả chứng mất ngủ bằng các phương pháp không dùng thuốc như dưỡng sinh, thiền định, châm cứu, nghỉ dưỡng… với điều kiện người bệnh phải có chút kiên nhẫn để đẩu tư thời giờ cho liệu pháp. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp mất ngủ chẳng qua vì thân chủ có chế độ dinh dưỡng sai lầm. Trong mọi trường hợp, bữa cơm chiều có nhiều thịt mỡ, lại thêm rượu bia, cà-phê vào buổi tối là yếu tố thuận lợi cho cảnh “thức lâu mới biết đêm dài”. Cũng đừng quên, lượng đường trong máu, dù quá cao hay quá thấp, cũng là nguyên nhân gây mất ngủ, theo kết quả một công trình nghiên cứu mới đây ở Anh. Do đó, không riêng gì người ăn quá ngọt, đối tượng biếng ăn sau một ngày làm việc mệt nhoài cũng không thể chợp mắt vì lượng đường trong máu, vì huyết áp quá thấp. Trung khu điều hành giấc ngủ rất khó tính, như người làm kế toán có lương tâm, thừa năng lượng thì không xong, thiếu tác chất dẫn truyền cũng không chịu. Người bị mất ngủ nên vì thế nên bình tâm truy tìm nguyên nhân trước khi rảo bước đến dược phòng.

Trên đường tìm kiếm giải pháp để điều trị, rất nhiều người đang khổ tâm vì khó ngủ chưa được thông tin đúng mức về một biện pháp rất đơn giản để phòng chống chứng mất ngủ. Nếu lỡ không yên giấc về đêm thì ta đành dỗ giấc ban ngày! Hàng trăm công trình nghiên cứu trong ít năm gần đây đã góp phần chứng minh tác dụng phục hồi tuyệt vời của giấc ngủ trưa. Nhiều nhà điều trị vì thế đã không ngần ngại ưu ái đặt tên cho ít giờ ngả lưng vào buổi trưa là giấc ngủ năng lực (power sleep). Kết quả nghiên cứu cho thấy chức năng phục hồi của cơ thể sau hai giờ ngủ trưa vượt xa giấc ngủ trọn đêm, từ chức năng biến dưỡng của hệ thống nội tiết cho đến hàm lượng dưỡng khí trong tế bào thần kinh trung ương. Về mặt cơ chế tác dụng có thể tạm diễn tả ngắn gọn như sau: hiện tượng cải thiện tổng trạng sau vài giờ ngủ trưa chính là cơ sở để tái lập tín hiệu thần kinh bình thường cho giấc ngủ. Nói cách khác, với ngôn ngữ doanh nghiệp, thông qua giấc ngủ trưa, gia chủ tìm cách huấn luyện lại bộ máy thần kinh trung ương đang vướng mắc vấn đề gì đó trong tổ chức. Trong điều kiện khí hậu oi bức của nước  mình, giấc ngủ trưa thật chẳng khác nào ly nước mát cho tế bào thần kinh đang bốc cháy vì cuộc sống, để hệ thần kinh sắp đến mức căng thẳng tột cùng bỗng được nghỉ xả hơi đúng lúc, để gia chủ sau đó có thể làm lại từ đầu! Do đó, không lạ gì khi nhiều tập đoàn sản xuất quốc tế đã từ lâu lưu tâm tạo điều kiện ngủ trưa cho công nhân để tăng cường… khả năng làm việc! Với kinh nghiệm điều trị cá nhân, tôi không ngần ngại nhắn nhủ giới doanh nhân đang trằn trọc thâu đêm: hãy sắp xếp lại thời biểu, tắt máy điện thoại di động, dẹp hết công việc, ăn bữa trưa nhiều rau trái, uống đủ nước khoáng và dành trọn hai tiếng đồng hồ đúng nghĩa cho giấc ngủ trưa! Sau ít ngày, các bạn sẽ nhận thấy giấc ngủ về đêm từng bước được cải thiện. Việc mạnh dạn “đầu tư” hai giờ đồng hồ cho giấc ngủ trưa là quyết định hợp lý để phòng tránh nhiều thua lỗ khó lường, trên cả hai phương diện sức khỏe và nghề nghiệp, khi doanh nhân đến lúc nào đó không còn kiểm soát được giấc ngủ hằng đêm.


Mất ngủ xem vậy mà không quá khó chữa. Nhiêu khê hơn nhiều là chứng bệnh mắt mở trao tráo nhưng đến với công việc thì lúc nào cũng như ngái ngủ, bệnh của một số không ít “triết gia” đang trung thành với trường phái “dài lưng tốn vải, ăn no lại… ngồi”

Chúc quý độc giả ngủ ngon sau khi đọc bài này!

(trích từ “Thuốc đắng đã tật”)

 Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
 

👉👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ GIẤC NGỦ:

1.  SPIRULINA, AN THẦN KHÔNG GÂY HẠI.  Xem tại:  https://bit.ly/2ET3sIP

2.  MẤT TIỀN THÊM LO!  Xem tại:  https://bit.ly/2AleZxH

3.  TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2GIw7CR

4.  Tại sao ĐÀN ÔNG TRUNG NIÊN KHÓ NGỦ?  Xem tại:  https://bit.ly/2LEGp5Y

5.  KHI NÀO THUỐC NGỦ KHÓ ÉP-PHÊ?  Xem tại:  https://bit.ly/2Q9g8gP

6.  Vì sao CHÂN ngủ KHÔNG YÊN?  Xem tại:  https://bit.ly/2Tfej3L

7.  BỆNH vì tranh TỐI tranh SÁNG!  Xem tại:  https://bit.ly/2GLFxgY

8.  BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN.  Xem tại:  https://bit.ly/2QWBXoQ

9.  Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ!  Xem tại:  https://bit.ly/2CEGCDv

10.  TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2CCJzEv

11.  Uống THUỐC NGỦ để… THỨC!  Xem tại:  https://bit.ly/2QYQLnj

12.  THƯ GIÃN KHÁC xa AN THẦN!  Xem tại:  https://bit.ly/2VgEb0R

13.  Vài MÁNH để thành TIÊN!  Xem tại:  https://bit.ly/2BJSamZ

14.  ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại:  https://bit.ly/2rX5qQV

15.  Muốn đủ tám tiếng ĐỪNG THIẾU MANHÊ. Xem tại:  https://bit.ly/2TaHpRM

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay