KHÔNG hẳn hễ trẻ NGỨA là DỊ ỨNG!

Kết quả thống kê từ chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí suốt năm 2016 dành cho trẻ yếu sức đề kháng cho thấy nhiều bậc phụ huynh khổ tâm vì con em than ngứa ngáy suốt ngày. Dữ liệu thống kê cho thấy. Kết quả thống kê từ chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí suốt năm 2016 dành cho trẻ yếu sức đề kháng cho thấy nhiều bậc phụ huynh khổ tâm vì con em than ngứa ngáy suốt ngày. Dữ liệu thống kê cho thấy.

  • 80% đã điều trị lâu dài bằng nhiều loại thuốc kháng sinh
  • không dưới 80% phải học thêm
  • trên 70% là nạn nhân của bội nhiễm đường hô hấp tái phát quá thường
  • 90% có dấu hiệu thiếu canxi và ma-nhê như đổ mồ hôi trộm, chân ngủ không yên, háo động, cáu kỉnh
  • tròm trèm 80% có dấu hiệu thiếu kẽm vì thường bị lỡ môi lỡ miệng

Nỗi lo rất hợp tình vì trẻ chắc chắn khó lòng học giỏi, ăn ngon, ngủ yên, chóng lớn nếu chất lượng cuộc sống của trẻ chao đảo liên hồi vì sáng ngứa chổ này, chiều nhột chổ khác, tối đến mất ngủ vì gãi suốt đêm!

Đáng nói, thậm chí đáng lo là nhiều trẻ hễ ngứa là bị nhồi thuốc chống dị ứng cho dù thuốc tuy có giảm ngứa ngắn hạn nhưng rồi đâu lại vào đấy. Đó là chưa kể tình trạng trẻ ngầy ngật vì thuốc, trẻ lệ thuộc thuốc theo kiểu vừa ngưng thuốc lại ngứa, ngứa nặng hơn, ngứa lâu hơn. Không dưới 40% trẻ thậm chí biếng ăn đến độ chẳng khác nào suy dinh dưỡng vì đã dùng thuốc quá lâu.

Đáng tiếc, thậm chí đáng trách, nếu lúc nào cũng nhìn chuyện ngứa ngáy của trẻ với định kiến là dị ứng. Đúng là thầy thuốc phải chẩn đoán chính xác để loại trừ nguyên nhân gây dị ứng. Nhưng nếu tình trạng ngứa ngáy của trẻ không xuất hiện khi trẻ tiếp xúc với bệnh nguyên nào đó, chẳng hạn phấn hoa, bụi bậm, hương liệu trong xà-phòng, thực phẩm không an toàn, mà phát tán mỗi khi trẻ cảm xúc vì bị la rầy, khi trẻ mệt nhoài sau giờ học thêm, khi trẻ đói run sau giờ thể dục thể thao vì tụt đường huyết do trẻ thường bị cấm ăn ngọt, khi trẻ tiếp cận với thay đổi nhiệt độ thái quá, chẳng hạn sau khi tắm nước quá nóng hay quá lạnh, thì thường do nguyên nhân khác.

Chuyện gì cũng có lý do. May cho trẻ là chuyên gia về bệnh do stress ở Munich, CHLB Đức, đã phát hiện nguyên nhân của hội chứng được đặt tên “dị ứng giả” là do cơ thể hao hụt 2 khoáng tố cần thiết để ổn định dẫn truyền thần kinh ngoài da. Đó là canxikẽm! Cảm thụ thần kinh dưới da trở nên quá nhạy cảm khi có kích ứng từ cảm xúc, nhiệt độ, mồ hôi … nếu thiếu 2 khoáng tố này. Trẻ căng thẳng vì học thêm nhiều môn, trẻ lo sợ vì thầy cô quá khó, trẻ rối loạn tiêu hóa vì phải ăn quá nhanh, trẻ ngủ không đủ vì thức quá khuya chơi game…, đều là miếng mồi ngon của tình trạng ngứa ngáy lung tung.

Mách có chứng hẳn hoi bao giờ cũng đáng tin hơn nói chỉ có sách. Kết quả nghiên cứu lâm sàng với 50 trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 12 được tiếp tế canxi để trấn an hệ thần kinh, ma-nhê để tăng sức chịu đựng stress, kẽm để mài nhọn sức đề kháng, sắt để trẻ đừng thiếu năng lượng, và tập thể sinh tố B để tối ưu hóa biến dưỡng chất đường cho thấy tình trạng gọi là dị ứng được cải thiện thấy rõ với lợi điểm là trẻ không chỉ hết ngứa mà đồng thời ăn ngon hơn, ngủ yên hơn, học giỏi hơn. Cha mẹ còn muốn gì hơn?!

Đáng nói, thậm chí đáng lo là nhiều trẻ hễ ngứa là bị nhồi thuốc chống dị ứng cho dù thuốc tuy có giảm ngứa ngắn hạn nhưng rồi đâu lại vào đấy. Đó là chưa kể tình trạng trẻ ngầy ngật vì thuốc, trẻ lệ thuộc thuốc theo kiểu vừa ngưng thuốc lại ngứa, ngứa nặng hơn, ngứa lâu hơn. Không dưới 40% trẻ thậm chí biếng ăn đến độ chẳng khác nào suy dinh dưỡng vì đã dùng thuốc quá lâu.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==>  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ KHOÁNG TỐ KẼM:

 

1.  VAI TRÒ CỦA KẼM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.  Xem tại: https://bit.ly/35ubUe0

 2.  KHÔNG cần THỪA, nhưng ĐỪNG THIẾU! Xem tại: https://bit.ly/2LIOomr

 3.  Tại sao cần KẼM khi CẢM CÚM? Xem tại: https://bit.ly/39lJeoH

 4.  Thiếu gì VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH? Xem tại: https://bit.ly/3oxjDQ0

 5.  Đừng lạm dụng thuốc chống dị ứng. Xem tại: https://bit.ly/3nz5Sik

 6.  Vài điều hay HIỂU LẦM về KẼM. Xem tại: https://bit.ly/2LBYdmq

 7.  Dùng thuốc KẼM có HẠI gì không? Xem tại: https://bit.ly/39oPtYO

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay