LỰA GIỜ UỐNG THUỐC

Nếu đặt câu đố thuộc nhóm “ăn chắc” theo kiểu “đố ai nằm ngủ không mơ” e phải thêm “đố ai chưa từng đau… bao tử?”. Bằng chứng là thuốc trị viêm loét dạ dày nằm chật nhà thuốc nhưng người đau bụng vẫn tiếp tục xót dạ vì tiền mất tật mang.

Có nhiều lý do khiến bệnh dạ dày tiếp tục chiếm thế thượng phong, từ cuộc sống căng thẳng bước qua thói quen ăn uống thất thường cho đến món ăn thiếu vệ sinh vì biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm ở nước mình dường như còn trong vòng… tranh cãi chưa biết ai phải chịu trách nhiệm! Nhưng bên cạnh các nguyên nhân nằm ngoài tầm tay của thầy thuốc cũng có một số yếu tố liên quan đến chuyện định bệnh và chữa bệnh.

Trước hết, viêm dạ dày cấp tính, bước đầu dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính, thường khi thuyên giảm sau vài ngày phát tán cho dù bệnh nhân không chữa chạy đến nơi đến chốn. Chính vì thế mà bệnh ngấm ngầm chuyển sang dạng mãn tính sau vài cơn đau cấp tính. Kẹt cho người bệnh là mấy ai chịu gõ cửa thầy thuốc ngay lúc mới đau khi đến nhà thương, khi vào phòng khám chẳng khác nào một cực hình có trả lệ phí!

Kế đến, nếu phía sau căn bệnh viêm loét dạ dày là bàn tay phá hoại ngấm ngầm của vi khuẩn Helicobacter thì có uống bao nhiêu thuốc trị đau cũng như không nếu thiếu thuốc kháng sinh đặc hiệu. Đã vậy hầu như không có cách nào phòng ngừa loại vi khuẩn này, nhất là khi món ăn không bảo đảm vệ sinh. May cho người bệnh là việc chẩn đoán nhiễm khuẩn Helicobacter không còn quá phức tạp với phương tiện kỹ thuật hiện nay. Khó chỉ ở chỗ không hẳn tất cả thầy thuốc đều nhớ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn khi chữa bệnh bao tử kéo dài nhiều tháng không khỏi.

Thêm vào đó là cách dùng thuốc. Thông thường đa số bệnh nhân vẫn còn được điều trị bằng thuốc nào đó uống quanh bữa ăn, không trước thì sau, vì triệu chứng bệnh lý chủ yếu liên qua đến bữa ăn, không sau thì trước, thậm chí nhiều khi cả trước lẫn sau. Muốn đáng đồng tiền bát gạo dành mua thuốc, người đang được trị viêm loét dạ dày nên lưu ý uống thêm thuốc:

Vào buổi sáng sớm cùng với ly nước lớn khi bụng còn đói, nếu thầy thuốc cho thuốc loại phong bế phản ứng phóng thích chất chua.

Vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ nếu thầy thuốc chọn thuốc thuộc nhóm ức chế tiến trình tổng hợp dịch vị.

Khoảng hai giờ sau khi ăn nếu lãnh toa toàn thuốc kháng chất toan vì đó là thời điểm lượng chất chua trong dạ dày đạt đến hàm lượng cực đại.


Muốn biết được điều trị bằng loại thuốc nào chỉ còn có nước hỏi thầy thuốc hay dược sĩ. Nếu xui xẻo thế nào gặp ngay thầy lang thuộc trường phái “im lặng là vàng” thì những lời dặn dò nêu trên chỉ dùng làm kiểng!
 

Nếu xét về cơ chế bệnh lý thì viêm loét dạ dày không đến nỗi là bệnh trầm kha. Ấy thế mà bệnh lại khó chữa, thậm chí số người mắc bệnh không hề giảm dù ngành dược tiếp tục chào hàng thuốc mới. Chuyện gì cũng có lý do.
 

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


CÁC BÀI VIẾT KHÁC VỀ BỆNH ĐAU DẠ DÀY CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG:
 

  1.  TẠI SAO LOÉT HOÀI KHÔNG KHỎI?  Xem tại:  https://bit.ly/3KBppLh
 
  1.  KHÔNG VÔ CỚ BỔNG Ợ CHUA.  Xem tại:  https://bit.ly/3KwUHCL
 
  1. TẠI SAO VIÊM LOÁT DẠ DÀY LÂU LÀNH.  Xem tại: https://bit.ly/3sXX0c2
 
  1. ĐỪNG XEM THƯỜNG BỆNH DẠ DÀY!  Xem tại:  https://bit.ly/3vVFXJQ
 
  1. CĂNG GÌ THÌ CĂNG, ĐÙNG CĂNG RUỘT. Xem tại:  https://bit.ly/3sYz88r

     6.  TRÁI NÀO LÀ BẠN CỦA DẠ DÀY. Xem tại:  https://bit.ly/3Cwgec6 


     7.  
KHÔNG ĐÓI CŨNG ĂN RAU! Xem tại:  https://bit.ly/3MByVzH

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay