SPIRULINA, AN THẦN KHÔNG GÂY HẠI.
Ít ai ngờ loại thuốc đang gây thâm hụt trầm trọng ngân sách của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu lại là thuốc an thần! Chuyên gia ngành y bên trời Tây thậm chí phải gióng cao liên hồi tiếng chuông báo động vì không dưới 1/5 cư dân châu Âu đang luân phiên xin thuốc an thần! Chỉ nói riêng ở Đức, không dưới 3 triệu người đang uống thứ thuốc an thần nào đó hằng đêm!
Tất nhiên phải thông cảm cho bệnh nhân vì với cuộc sống căng thẳng như hiện nay ngủ được mới là chuyện lạ. Đó là chưa kể đến con số bệnh nhân trầm uất cần thuốc an thần hơn cần nước uống. Thầy thuốc quả thật khó từ chối nếu người bệnh ngỏ lời khẩn thiết xin ít viên thuốc an thần để sáng mai còn đủ sức kéo cày cho trọn kiếp trầm luân.
Điều đáng nói là trước mất ngủ sau vì dùng thuốc an thần nên mất hết! Lý do là vì việc lạm dụng thuốc an thần hầu như là cửa ngõ dẫn đến trầm uất! Tệ hơn nữa là khi thầy thuốc dùng thuốc an thần năm này qua tháng khác để điều trị trầm uất vì sớm muộn cũng tiền mất tật mang do độc tính của thuốc. Thuốc ngủ phải có hại đến mức nhiều y sĩ đoàn trên thế giới chỉ cho phép thầy thuốc biên toa trong trường hợp tối cần thiết, khi không còn giải pháp nào khác, khi người bệnh phải ngủ cho bằng được vì mục tiêu điều trị. Mặt khác, thầy thuốc đồng thời có bổn phận giảm thuốc ngủ loại hóa chất càng sớm càng tốt và thay thế bằng dược thảo. Đi xa hơn nữa, y sĩ đoàn ở Hoa Kỳ, Đức, Anh..., nơi chắc chắn không thiếu thuốc an thần, thậm chí khuyến khích ưu tiên sử dụng các liệu pháp không cần dùng thuốc như thiền định, châm cứu ..., thay vì dùng thuốc ngủ như thuốc cảm, hễ khó ngủ là uống! Đừng quên là tỷ lệ người dùng thuốc ngủ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp đôi số nạn nhân không dựa vào thuốc gọi là an thần nhưng rồi bất an. Lời thật khó tránh mất lòng nhà sản xuất nhưng tuy gọi là an thần nhưng thuốc không mấy khi an toàn!
Đó cũng chính là lý do đang gây trăn trở cho ngành y tế ở các quốc gia tiên tiến. Không chỉ vì chi phí do hậu quả của thuốc ngủ cao gấp nhiều lần tiền mua thuốc mà vì mối nguy hại về lâu dài của thuốc an thần. Người dùng thuốc ngủ không thể tránh hậu quả của thuốc vì
Thông thường phải dùng nhiều loại thuốc cộng thêm bữa ăn nhiều đạm để thỏa đáp toàn bộ các yêu cầu trên, trừ khi người mong tìm giấc ngủ ngon không quên một món nên thuốc độc đáo vì chứa đủ chất xúc tác chuyển hóa dưỡng khí, chất sinh năng hòa hoãn, sinh tố B6 và đồng môn nhóm B, canxi lại thêm manhê để tối ưu hóa tác dụng thư giãn, kẽm lại thêm mangan để buồn chán không có chỗ trú chân, và nhất là dồi dào chất đạm tryptophan để khó thiếu serotonin. Đó chính là tảo Spirulina!
Thuốc nào nếu lạm dụng đều là thuốc độc. Thuốc an thần là một dẫn chứng điển hình. Thuốc an thần, ngay cả trường hợp đúng chỉ định, chỉ nên dùng nếu bất khả kháng. Nhưng không lẽ vì thế đành chịu mất ngủ. Không hẳn phải phức tạp đến thế vì trong nhiều trường hợp người cần giấc ngủ yên bình có thể dỗ ngọt trung khu điều hành giấc ngủ nếu biết cách tận dụng quy luật sinh học và phương tiện thiên nhiên. Tại sao không mượn chất đạm hữu ích trong tảo Spirulina, cho dù phải kiên nhẫn ít ngày, thay vì chỉ trông mong vào tác dụng đánh nhanh đánh mạnh nhưng đánh đau điếng của hóa chất tổng hợp?
Bạn có biết
==> Để có được giấc ngủ yên bình đúng nhịp sinh học không nhất thiết phải mua thuốc độc trả góp từng đêm qua giấc ngủ mê mệt vì hóa chất tổng hợp. Chỉ cần làm sao để cơ thể tự tổng hợp nội tiết tố serotonin, hoạt chất khởi động giấc ngủ bình yên và tạo cảm giác lạc quan sau khi thức dậy. Muốn được vậy, Serotonin phải được tổng hợp từ một loại acid amin có khả năng lách nhẹ qua rào cản của nảo bộ có tên là Tryptophan, thành phần vừa dễ tìm trong Spirulina và Moringa, vừa dễ dung nạp nhờ trợ lực của nhiều acid amin khác. Đó là lời giải thích nhờ đâu nhiều người trọn giấc nam kha sau khi dùng cặp dược liệu thiên nhiên này vào buổi tối để nhờ đó không chì ngủ ngon mà trí nhớ được cãi thiện cho dù nảo bộ tất bật với kích ứng dồn dập của cuộc sống không ngừng xì-trết.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
👉👉 Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ:
1. TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ. Xem tại: https://bit.ly/2GIw7CR
2. BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN. Xem tại: https://bit.ly/2QWBXoQ
3. Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ! Xem tại: https://bit.ly/2CEGCDv
4. TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ. Xem tại: https://bit.ly/2CCJzEv
5. Uống THUỐC NGỦ để… THỨC! Xem tại: https://bit.ly/2QYQLnj
6. Vài MÁNH để thành TIÊN! Xem tại: https://bit.ly/2BJSamZ
7. ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại: https://bit.ly/2rX5qQV
Tất nhiên phải thông cảm cho bệnh nhân vì với cuộc sống căng thẳng như hiện nay ngủ được mới là chuyện lạ. Đó là chưa kể đến con số bệnh nhân trầm uất cần thuốc an thần hơn cần nước uống. Thầy thuốc quả thật khó từ chối nếu người bệnh ngỏ lời khẩn thiết xin ít viên thuốc an thần để sáng mai còn đủ sức kéo cày cho trọn kiếp trầm luân.
(Bạn có biết TẢO SPIRULINA giúp AN THẦN, NGỦ NGON mà KHÔNG GÂY HẠI!)
Điều đáng nói là trước mất ngủ sau vì dùng thuốc an thần nên mất hết! Lý do là vì việc lạm dụng thuốc an thần hầu như là cửa ngõ dẫn đến trầm uất! Tệ hơn nữa là khi thầy thuốc dùng thuốc an thần năm này qua tháng khác để điều trị trầm uất vì sớm muộn cũng tiền mất tật mang do độc tính của thuốc. Thuốc ngủ phải có hại đến mức nhiều y sĩ đoàn trên thế giới chỉ cho phép thầy thuốc biên toa trong trường hợp tối cần thiết, khi không còn giải pháp nào khác, khi người bệnh phải ngủ cho bằng được vì mục tiêu điều trị. Mặt khác, thầy thuốc đồng thời có bổn phận giảm thuốc ngủ loại hóa chất càng sớm càng tốt và thay thế bằng dược thảo. Đi xa hơn nữa, y sĩ đoàn ở Hoa Kỳ, Đức, Anh..., nơi chắc chắn không thiếu thuốc an thần, thậm chí khuyến khích ưu tiên sử dụng các liệu pháp không cần dùng thuốc như thiền định, châm cứu ..., thay vì dùng thuốc ngủ như thuốc cảm, hễ khó ngủ là uống! Đừng quên là tỷ lệ người dùng thuốc ngủ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cao gấp đôi số nạn nhân không dựa vào thuốc gọi là an thần nhưng rồi bất an. Lời thật khó tránh mất lòng nhà sản xuất nhưng tuy gọi là an thần nhưng thuốc không mấy khi an toàn!
Đó cũng chính là lý do đang gây trăn trở cho ngành y tế ở các quốc gia tiên tiến. Không chỉ vì chi phí do hậu quả của thuốc ngủ cao gấp nhiều lần tiền mua thuốc mà vì mối nguy hại về lâu dài của thuốc an thần. Người dùng thuốc ngủ không thể tránh hậu quả của thuốc vì
- Sớm muộn cũng lệ thuộc thuốc nếu không được điều trị theo nguyên nhân mà theo kiểu khách hàng là thượng đế,
- Bao giờ cũng phải tăng dần liều lượng hoặc thậm chí đổi thuốc khác mạnh hơn, nghĩa là độc hơn, nếu muốn ngủ cho bằng được;
- Thuốc an thần nào bằng hóa chất tổng hợp cũng có phản ứng phụ bất lợi. Rất thường khi người bệnh cuối cùng mất ngủ trầm trọng không vì nguyên nhân ban đầu, mà vì thiếu thuốc, hoặc tệ hơn nữa do độc tính tích lũy của thuốc an thần đã dùng trước đó.
- Dưỡng khí nội bào khiến hệ thần kinh khó vận hành xuôi chèo mát máy
- Năng lượng cần thiết để dẫn truyền thần kinh đừng khựng lại giữa đường
- Sinh tố chống trầm uất, như B6, để không còn quá lo lắng khi tắt đèn đi ngủ
- Khoáng tố đại lượng, như canxi, ma nhê, phốt-pho, để trấn an cảm thụ thần kinh trong lúc chợp mắt
- Khoáng tố vi lượng như kẽm, crôm, mangan nhằm tạo cảm giác lạc quan lúc đặt lưng lên giường và lúc ngồi bật dậy chào ngày mới.
- Chất đạm tryptophan để cơ thể chuyển hóa thành serotonin, nội tiết tố quyết định cho giấc ngủ yên bình với nhiều giấc mộng hiền hòa.
Thông thường phải dùng nhiều loại thuốc cộng thêm bữa ăn nhiều đạm để thỏa đáp toàn bộ các yêu cầu trên, trừ khi người mong tìm giấc ngủ ngon không quên một món nên thuốc độc đáo vì chứa đủ chất xúc tác chuyển hóa dưỡng khí, chất sinh năng hòa hoãn, sinh tố B6 và đồng môn nhóm B, canxi lại thêm manhê để tối ưu hóa tác dụng thư giãn, kẽm lại thêm mangan để buồn chán không có chỗ trú chân, và nhất là dồi dào chất đạm tryptophan để khó thiếu serotonin. Đó chính là tảo Spirulina!
Thuốc nào nếu lạm dụng đều là thuốc độc. Thuốc an thần là một dẫn chứng điển hình. Thuốc an thần, ngay cả trường hợp đúng chỉ định, chỉ nên dùng nếu bất khả kháng. Nhưng không lẽ vì thế đành chịu mất ngủ. Không hẳn phải phức tạp đến thế vì trong nhiều trường hợp người cần giấc ngủ yên bình có thể dỗ ngọt trung khu điều hành giấc ngủ nếu biết cách tận dụng quy luật sinh học và phương tiện thiên nhiên. Tại sao không mượn chất đạm hữu ích trong tảo Spirulina, cho dù phải kiên nhẫn ít ngày, thay vì chỉ trông mong vào tác dụng đánh nhanh đánh mạnh nhưng đánh đau điếng của hóa chất tổng hợp?
Bạn có biết
==> Để có được giấc ngủ yên bình đúng nhịp sinh học không nhất thiết phải mua thuốc độc trả góp từng đêm qua giấc ngủ mê mệt vì hóa chất tổng hợp. Chỉ cần làm sao để cơ thể tự tổng hợp nội tiết tố serotonin, hoạt chất khởi động giấc ngủ bình yên và tạo cảm giác lạc quan sau khi thức dậy. Muốn được vậy, Serotonin phải được tổng hợp từ một loại acid amin có khả năng lách nhẹ qua rào cản của nảo bộ có tên là Tryptophan, thành phần vừa dễ tìm trong Spirulina và Moringa, vừa dễ dung nạp nhờ trợ lực của nhiều acid amin khác. Đó là lời giải thích nhờ đâu nhiều người trọn giấc nam kha sau khi dùng cặp dược liệu thiên nhiên này vào buổi tối để nhờ đó không chì ngủ ngon mà trí nhớ được cãi thiện cho dù nảo bộ tất bật với kích ứng dồn dập của cuộc sống không ngừng xì-trết.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
👉👉 Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ:
1. TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ. Xem tại: https://bit.ly/2GIw7CR
2. BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN. Xem tại: https://bit.ly/2QWBXoQ
3. Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ! Xem tại: https://bit.ly/2CEGCDv
4. TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ. Xem tại: https://bit.ly/2CCJzEv
5. Uống THUỐC NGỦ để… THỨC! Xem tại: https://bit.ly/2QYQLnj
6. Vài MÁNH để thành TIÊN! Xem tại: https://bit.ly/2BJSamZ
7. ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại: https://bit.ly/2rX5qQV