Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA?

Nếu tưởng “Đông là Đông, Tây là Tây” thì không hẳn lúc nào cũng đúng. Tuy không hẹn nhưng thầy thuốc y học cổ truyền Đông Tây đều khuyên bệnh nhân và ngay cả người chưa bệnh nên nhịn ăn định kỳ để đánh thức sức đề kháng. Ngay cả nhiều tôn giáo cũng chọn “mùa chay” để tín đồ qua đó không chỉ sám hối vì phá giới sau dịp hội hè mà để qua đó phục hồi sức khỏe. Rõ ràng là nhiều người cảm thấy khỏe hơn sau khi nhịn ăn ít bữa, nhất là nạn nhân của các căn bệnh có liên quan đến biến dưỡng như bệnh gút, tiểu đường, thấp khớp, dị ứng… Lý do rất dễ hiểu. Sau nhiều đợt tích lũy độc chất do tiệc tùng, do ít vận động… cơ thể nào khỏe cho nổi nếu quá tải toàn rác với rến!
 

Hơn thế nữa, nhịn ăn một cách chủ động không chỉ khu trú trong ý nghĩa giải độc cho cơ thể. Quan trọng hơn nhiều, đó chính là thời điểm để gia chủ nghỉ nhìn lại nếp sinh hoạt không lành mạnh của mình và thể hiện quyết tâm qua việc nhịn ăn!

Nhưng phương pháp nhịn ăn để phòng chữa bệnh không đồng nghĩa với tuyệt thực! Người dùng phương pháp này vẫn ăn uống, đặc biệt là uống, nhưng chỉ toàn món nhẹ theo tỷ lệ nghịch nhưng một cách hài hòa với lượng nước uống tăng dần trong liệu trình. Nhịn ăn chữa bệnh vì thế phải có bài bản hẳn hòi và dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa, nếu như đã có bệnh cần theo dõi như cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, tiểu đường…

Liệu trình “nhịn ăn” vì thế thay đổi từ vài ngày đến vài tuần tùy theo yêu cầu điều trị, cơ tạng cá biệt và chỉ định rõ rệt của thầy thuốc quán triệt phương pháp này. Lợi thường chẳng bao nhiêu nến nhịn ăn quá đột ngột vì chỉ tự gây rối loạn biến dưỡng. Khi đó khó tránh nhiều phản ứng sai lệch khiến cơ thể vốn đang mỏi mệt lại càng mệt thêm!

Thông thường liệu trình “nhịn ăn” để phòng bệnh và chữa bệnh bao giờ cũng theo nguyên tắc:

  • Cường độ nhịn ăn theo nhịp chậm trong 1/4 đầu của liệu trình, nhanh hơn trong 1/4 kế tiếp, thật nhanh trong 1/4 sau đó và trở về nhịp chậm trong 1/4 cuối.
  • Khẩu phần bắt đầu với tỷ lệ giữa món ăn và thức uống là 4/6 trong 1/4 đầu của liệu trình, 3/7 trong 1/4 sau đó, 2/8 trong 1/4 kế tiếp và trở về 6/4 trong 1/4 cuối của liệu trình.

Phương pháp nhịn ăn gọi là hiệu quả khi người áp dụng giảm cân nhưng không mệt, cũng như không thèm ăn đến độ ngấu nghiến phá giới ngay sau liệu trình. Khéo hơn nữa là khi thể trọng được duy trì một thời gian dài sau liệu trình, thay vì đâu lại vào đó!

Theo nhiều nhà nghiên cứu về phương pháp nhịn ăn, nên áp dụng hình thức nhịn ăn chữa bệnh 5-10 ngày khi phát hiện các dấu hiệu bệnh lý dưới đây:

  • Khó tập trung tư tưởng khi làm việc
  • Mau mệt khi phải động não
  • Đãng trí, nhất là mất khả năng làm toán
  • Mệt mỏi buổi sáng dù không thiếu ngủ
  • Đau đầu không có lý do mỗi tháng hơn 10 ngày
  • Buồn chán dù đang thành đạt
  • Dễ bị bội nhiễm dù không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
  • Dị ứng với các món ăn trước đây chưa hề gây dị ứng
  • Mất ngủ dưới dạng đặt lưng là ngáy nhưng chỉ đến 1, 2 giờ sáng rồi thức trắng
  • Tăng cân dù không ăn béo, thậm chí kiêng cữ, nhưng càng kiêng càng phì.

Tình trạng vừa mô tả, cũng theo chuyên gia về phương pháp “nhịn ăn”, dễ xảy ra ở đối tượng có:

  • Chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu, hay thường gặp hơn nữa, cường điệu với chất đạm động vật, đường cát, thực phẩm công nghệ, thức ăn nhanh.
  • Bữa ăn thất thường, ăn quá nhanh, ăn mỗi lần quá no, ăn quá trễ về đêm
  • Thói quen lạm dụng chất kích thích như cà-phê, rượu bia, thuốc lá
  • Công việc văn phòng khiến ít vận động hàng ngày
  • Số giờ ngủ không đủ và nhất là thiếu giấc ngủ trưa
  • Thời biểu làm việc tự gây rối loạn nhịp sinh học vì biến đêm thành ngày hay ngược lại
  • Stress là bạn đồng hành thay vì niềm vui trong công việc
  • Xác suất ngộ độc hóa chất gia dụng, nông nghiệp, công nghiệp, dược phẩm cao hơn người khác.

Nếu tưởng chỉ hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột… lãnh đòn vì gia chủ bội thực với thịt mỡ, rượu bia thì lầm! Trục này đằng nào cũng có đầu ra. Hai cơ quan vì cúc cung phục vụ nên phải chịu trận đến kiệt sức do ngộ độc từ sai lầm trong khâu biến dưỡng chính là lá gan và trái thận! Từ đó các cơ quan quan trọng khác như trái tim, bộ não… khó tránh liên lụy trong thế ngã con bài domino. Bệnh hoạn khi đó không mời cũng đến! Tất cả chỉ vì “miếng ăn là miếng tồi tàn”!


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.

MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2.  Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! Xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
 
 
        3.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        4.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        5.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        6.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        7.  Xin thêm chút MUỐI!  Xem tại:  https://bit.ly/3yrkebA  

        8.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 
 
        9.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo  

        10.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 
 
       11.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl  

        12.  Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại:  https://bit.ly/3v1yNA9 
 
        13.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 

        14.  Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8  
 
        15.  Giản đơn như hạt ĐẬU.  Xem tại:  https://bit.ly/2S7rKaG 

       16.  Thêm NẤM bớt THUỐC.  Xem tại:  https://bit.ly/3byNwuX

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay