Thêm NẤM bớt THUỐC

Do tác dụng lấn át của thương hiệu quen thuộc 3B = B1 + B6 + B12, nên nhiều loại sinh tố B khác, như B3 (niacin) ít khi được đề cập mặc dầu sinh tố này trên thực tế là thành phần thường gặp trong công thức của nhiều loại thuốc. B3 cũng quan trọng không kém các B khác vì chất này giữ vai trò xúc tác trong hơn 200 phản ứng biến dưỡng.
 

Bệnh do thiếu sinh tố B3 thường gắn liền với chế độ dinh dưỡng thiếu chất đạm. Một thí dụ điển hình là bệnh pellagra hiện vẫn còn hoành hành ở các nước gặp nạn đói kinh niên, như ở châu Phi, với dấu hiệu điển hình như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, tiêu chảy, nôn mửa, động kinh, rối loạn tâm thần …

Thông thường, không dễ thiếu sinh tố B3 đến độ sinh bệnh, cho dù hàm lượng niacin trong nhiều loại thực phẩm tương đối thấp, nhờ sinh tố này được cơ thể sản xuất một cách gián tiếp từ chất đạm tryptophan có nhiều trong sữa, trứng, thịt, đậu và nấm. Do đó, dù chay hay mặn đều khó thiếu niacin. Thêm vào đó, nhu cầu hàng ngày về niacin cũng không cao và chỉ bội tăng ở thai phụ, người lao động nặng, vận động viên chuyên nghiệp, trong trường hợp bội nhiễm nhiều ngày đi kèm với sốt, hay ở người thường dùng thuốc giảm đau, thuốc an thần.

Do công năng đa dạng, nhất là vì tác dụng chuyển hoá chất đạm, niacin thường được dùng vừa như tá dược để hỗ trợ tác dụng của nhiều loại dược phẩm như thuốc kháng viêm, hưng phấn thần kinh, hạ huyết áp, chống co thắt phế quản, chống thiếu máu, trị thấp khớp, hạ chất mỡ trong máu

Đợi chi đến hãng thuốc, do sự hiện diện của sinh tố B3 trong nhiều loại nấm, người phải dùng các loại thuốc nêu trên nên chủ động kết hợp các loại nấm cho thường trong khẩu phần hàng ngày. Nếu dư giả chọn nấm đông cô, nếu eo hẹp thì nấm rơm cũng nên thuốc.

Tăng liều lượng thuốc đặc hiệu để có tác dụng mạnh hơn, nhanh hơn, lâu hơn là chuyện dễ làm. Khéo hơn nhiều là ứng dụng kiến thức về dinh dưỡng để bớt thuốc mà vẫn hiệu quả. Từ hay đến khéo chính là bề sâu của y thuật.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.

MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2.  Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! Xem tại: https://bit.ly/3hD5twm 
 
        3.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        4.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        5.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        6.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        7.  Xin thêm chút MUỐI!  Xem tại:  https://bit.ly/3yrkebA  

        8.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 
 
        9.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo  

        10.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 
 
       11.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl  

        12.  Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại:  https://bit.ly/3v1yNA9 
 
        13.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 

        14.  Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8  
 
        15.  Giản đơn như hạt ĐẬU.  Xem tại:  https://bit.ly/2S7rKaG 

       16.  Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại:  https://bit.ly/2RwnQIn

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay