Thiếu gì VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH?

Nhìn vết thương biết sức kháng bệnh. Tiến độ lành vết thương ngoài da, lành vết loét trên niêm mạc là dấu hiệu phản ánh tuy gián tiếp nhưng trung thực về khả năng phòng vệ và nguồn dự trữ dưỡng chất của gia chủ.

Vết thương nếu nay nhiễm khuẩn, mai nhiễm nấm tất nhiên khó lành. Thanh trùng vết thương đúng cách là chuyện tất nhiên, nhưng nếu tưởng vết thường lâu lành chỉ vì bội nhiễm thì lầm. Đừng quên bàn tay phá hoại trong bóng tối của một số căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, viêm da thần kinh… Do đó, nên sớm đến thầy thuốc nếu vết thương không mấy nghiêm trọng ngoài da nhưng kéo dài nhiều ngày để kịp thời tầm soát bệnh khác.

Muốn vết thương mau lành cũng từa tựa chộ vốn làm ăn. Nếu thiếu chất đạm, chất béo cần thiết cho cấu trúc của mô hạt và mô liên kết, nếu thiếu hoạt chất ảnh hưởng trên hệ miễn dịch như sinh tố A, C, acid folic và khoáng tố kẽm, selen… thì vết thương, vết loét cho dù có được chăm sóc bao nhiêu cũng khó lành. Trong số đó, bên cạnh dưỡng khí, quan trọng hàng đầu là kẽm. Tình trạng thiếu kẽm khiến vết thương ngoài da lâu lành càng rõ nét hơn nữa ở người cao tuổi, người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận. Đáng lo hơn nhiều là vết loét trên niêm mạc dạ dày tá tràng cũng khó lành nếu trong phác đồ điều trị thiếu thuốc kẽm.

Éo le chính ở điểm cho dù ăn đủ khoáng tố nhưng nguồn dự trữ kẹm vẫn có thể bị thất thoát rất nhanh do tác dụng của một số thuốc khi dùng dài lâu, chẳng hạn thuốc kháng sinh, lợi tiểu, tẩy xổ, trị bệnh gút, ngừa thai, thuốc chứa corticoid, thuốc hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu… Trái với các khoáng tố vi lượng khác, kẽm lại là khoáng tố không được dự trữ trong cơ thể. Chỉ cần vài ngày do không được cung ứng qua thực phẩm hay vì nhu cầu dùng kẽm bất ngờ bội tăng, chẳng hạn vì stress, vì sốt, thì cơ thể hết sạch kẽm! Người phải thường dùng các loại thuốc vừa nêu nên được bổ sung kẽm càng thường càng tốt, nhất là khi vừa có vết thương ngoài da. Cũng đừng quên hễ dùng thuốc kẽm phải dùng liên tục nhiều ngày mới đủ để bổ sung cho nguồn dự trữ.

Vết thương nào cũng thế, kể cả vết thương lòng, muốn lành phải cần thời gian. Tuy vậy, chuyện gì cũng có giới hạn. Vết thương tầm thường ngoài da nếu lâu lành bao giờ cũng có lý do nào đó khiến cơ thể hoặc thiếu dưỡng chất vì không được bổ sung kịp thời, hoặc do thất thoát nhưng gia chủ không ngờ. Tìm không ra nguyên nhân thì vết thương tất nhiên lâu lành. Khó lành đương nhiên dễ thành sẹo. Cũng chính vì thế mà trị bệnh tận gốc khác xa đau đâu chữa đó.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==>  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ KHOÁNG TỐ KẼM:

 

1.  VAI TRÒ CỦA KẼM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.  Xem tại: https://bit.ly/35ubUe0

 2.  KHÔNG cần THỪA, nhưng ĐỪNG THIẾU! Xem tại: https://bit.ly/2LIOomr

 3.  Tại sao cần KẼM khi CẢM CÚM? Xem tại: https://bit.ly/39lJeoH 

 4.  KHÔNG hẳn hễ trẻ NGỨA là DỊ ỨNG! Xem tại: https://bit.ly/39oFnY7

 5.  Đừng lạm dụng thuốc chống dị ứng. Xem tại: https://bit.ly/3nz5Sik

 6.  Vài điều hay HIỂU LẦM về KẼM. Xem tại: https://bit.ly/2LBYdmq

 7.  Dùng thuốc KẼM có HẠI gì không? Xem tại: https://bit.ly/39oPtYO

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay