Vài điều hay HIỂU LẦM về KẼM.

Hiểu biết về khoáng tố vi lượng trong hai thập niên gần đây đã thay đổi tầm nhìn của nhiều thầy thuốc. Dẫn chứng điển hình là việc áp dụng khoáng tố kẽm trong phác đồ điều trị nhiều bệnh chứng nghiêm trọng, từ rối loạn cương dương bước qua viêm da thần kinh cho đến tiểu đường. Tuy vậy số người hiểu đúng về công năng đa dạng của khoáng tố này vẫn chưa là đa số. Nhiều người thậm chí hiểu lầm về vai trò của kẽm, thí dụ:

Thiếu kẽm không sao!
Sai trầm trọng! Kẽm là nhân tố có mặt trong vô số phản ứng sinh hóa. Thiếu kẽm thì trục trặc đủ điều từ chuyện đơn giản như móng tay dễ gãy cho đến phức tạp như liệt dương chỉ vì lý do rất đơn giản là trục thần kinh – nội tiết – biến dưỡng chẳng những không xuôi chèo mát máy mà thậm chí phản ứng sai lệch! Nhà máy đồ sộ vẫn tê liệt dễ dàng chỉ vì đứt… cầu chì!

Tại sao cơ thể dễ thiếu kẽm?
Không như nhiều khoáng tố khác, kẽm một mặt không được dự trữ trong cơ thể, mặt khác dễ hao hụt nếu gia chủ sống chung với stress, sau cơn bội nhiễm, sau lần chấn thương, sau đợt hóa xạ trị… Cơ thể vì thế phải trông cậy vào nguồn tiếp tế từ thực phẩm. Không thiếu món ăn có chứa kẽm, thậm chí món ngon, như hải sản, gan bò, lòng heo, gia cầm, nhưng nếu chỉ dựa vào các món này để bổ sung kẽm thì “thực khách” lại khó tránh “phản ứng phụ” như tăng mỡ máu, tăng acid uric! Thực phẩm “xanh” tuy cũng có kẽm nhưng hàm lượng lại tương đối thấp. Khẩu phần dồi dào rau quả, mễ cốc tuy là nguồn bổ sung chất kẽm nhưng thường chỉ đủ nếu nhu cầu đừng bất ngờ bội tăng.

Thiếu kẽm tai hại thế nào?
Bên cạnh vai trò xúc trong phản ứng biến dưỡng, kẽm sở dĩ tối quan trọng cho cơ thể vì kẽm cần thiết để tối ưu hóa chức năng của tuyến thượng thận hệ miễn dịch, tái tạo nhu mô, tổng hợp kháng thể, tăng cường hoạt tính của insulin để ổn định đường huyết. Nhờ chức năng “4T” vừa kể, kẽm là thành phần không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe trong môi trường ô nhiễm, điều kiện sinh hoạt căng thẳng và để phòng ngừa bệnh tiểu đường.

 

Dấu hiệu báo động?
Trái với đa số sinh tố và khoáng tố thường phải có thời gian tiềm ẩn tương đối lâu trước khi biểu lộ triệu chứng thiếu hụt, chỉ cần thiếu kẽm khoảng 2 ngày thì nạn nhân bắt đầu mệt mỏi, mất ngủ, thiếu tập trung. Chỉ cần kéo dài thêm ít ngày thì dị ứng, mụn nhọt, lỡ miệng, rụng tóc, rối loạn cương dương… bắt đầu rõ nét. Sau đó, bội nhiễm kéo dài, vết thương lâu lành, đường huyết giao động, trầm uất, rối loạn kinh nguyệt, liệt dương… sớm muộn không mời cũng đến! Đừng quên thiếu kẽm một trong các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển, háo động, biếng học…, khiến người cao tuổi đãng trí, thậm chí phân liệt cá tính!

Làm sao bổ sung kịp thời?
Thông thường phụ nữ cần 7mg, đàn ông cần 10mg kẽm mỗi ngày. Trẻ con, vị thành niên, thai phụ, người cho con bú, hút thuốc, bệnh nhân tiểu đường, viêm thận mãn, viêm đại trường mãn, viêm gan mãn, thiếu máu, hậu hóa xạ trị… cần lượng cao tối thiểu gấp đôi. Trong trường hợp phải dùng thuốc, liều lượng thường là 25-30mg mỗi ngày tùy cơ tạng, trọng lượng cá biệt của người dùng thuốc, nghĩa là theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Trong bối cảnh của cuộc sống căng thẳng, với nếp sinh hoạt càng lúc càng xa rời qui luật thiên nhiên như hiện nay, thiếu kẽm là chuyện khó tránh. Nếu chỉ dựa vào nguồn cung ứng từ thực phẩm thường không đủ. Chính vì thế nên bổ sung kẽm, ngay cả dưới hình thức dùng thuốc, mỗi khi nghi ngờ nhu cầu về kẽm bội tăng. Đừng quên miếng khi đói bao giờ cũng hơn gói khi no.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==>  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ KHOÁNG TỐ KẼM:

 

1.  VAI TRÒ CỦA KẼM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI.  Xem tại: https://bit.ly/35ubUe0

2.  KHÔNG cần THỪA, nhưng ĐỪNG THIẾU! Xem tại: https://bit.ly/2LIOomr

3.  Tại sao cần KẼM khi CẢM CÚM? Xem tại: https://bit.ly/39lJeoH

4.  Thiếu gì VẾT THƯƠNG LÂU LÀNH? Xem tại: https://bit.ly/3oxjDQ0

5.  KHÔNG hẳn hễ trẻ NGỨA là DỊ ỨNG! Xem tại: https://bit.ly/39oFnY7

6.  Đừng lạm dụng thuốc chống dị ứng. Xem tại: https://bit.ly/3nz5Sik 

7.  Dùng thuốc KẼM có HẠI gì không? Xem tại: https://bit.ly/39oPtYO

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay