Vài MÁNH để GIỮ EO.

Không cần là thầy bói cũng thừa biết không thiếu người đang vò đầu bức tai vì nhịn ăn đủ kiểu nhưng vẫn… phì! Khổ tâm hơn nữa là có nhon nhon nhưng chỉ ở đôi chân trong khi vòng số 2 lại cạnh tranh với bà bầu! Khỏi nói cũng hiểu ngoại hình khó là mốt trừ khi thời trang là… quả trứng! Đáng tiếc vì nhiều khi chỉ cần lận lưng vài mánh đơn giản mà khỏi ái ngại khi leo lên bàn cân.

Thí dụ:

1.    Đừng uống cà phê quá ngọt, nhất là uống nhiều lần trong ngày, kể cả với “đường giả” dành cho người ăn kiêng, vì cả hai đều hưng phấn phản ứng bài tiết insulin của tụy tạng. Chất này hạ đường huyết khiến “ẩm khách” dễ đói bụng. Hậu quả là gia chủ dễ cầm lòng không đậu với chuyện ăn xế, ăn vặt, ăn khuya, ăn… hết!

2.    Đánh răng thiệt kỹ mỗi khi ghi nhận cảm giác đói bụng cồn cào. Nên chọn kem đánh răng loại có nhiều tinh dầu thực vật. Bên cạnh mục tiêu vệ sinh, cảm giác tươi mát trong miệng là phương tiện ức chế tín hiệu gây đói bụng.

3.    Đừng ăn món nhiều tinh bột, như bánh mì, vào buổi tối vì tiến trình thoái biến chất béo trong lúc ngủ sẽ bị đình trệ dưới ảnh hưởng của insulin. Mỡ khi đó có cơ hội tìm nơi ký gửi. Điểm lý tưởng chính là thành bụng.

4.    Vài lần trong tuần nên có buổi cơm chiều sớm hơn thường lệ rồi sau đó chỉ uống nước cho đến khi đi ngủ. Cơ thể khi đó phóng thích melatonin, tác chất cần thiết cho giấc ngủ yên bình khiến gia chủ không nằm mơ thấy nhà hàng búp-phê. Chất này đồng thời thúc đẩy phản ứng thoái biến chất béo trong lúc ngủ.

5.    Tập thói quen ăn rau trộn, càng nhiều càng tốt, càng đa dạng càng hay, trước khi ăn cơm. Không chỉ có lợi nhờ qua đó bổ sung sinh và khoáng tố. Thực khách biết cách ăn độn như thế có thể giảm lượng tinh bột trong khẩu phần mà vẫn no bụng sau bữa ăn.

6.    Đừng dùng món tráng miệng quá ngọt ngay sau bữa ăn nếu đã dư cân. Đừng bỏ chi cho uổng, chỉ cần chờ 1-2 giờ sau đó khi đường huyết đã giảm hãy đánh bồi.

7.    Tránh vừa ăn vừa xem truyền hình vì phim càng éo le hấp dẫn khán giả càng quên nhai. Thêm vào đó vì không để ý miếng ăn nên thực khách đồng thời có khuynh hướng tiêu thụ khẩu phần nhiều hơn bình thường. Rối loạn tiêu hóa cũng như biến dưỡng chỉ chờ có thế.

8.    Khi ăn cam, quít, bưởi…, đừng lột quá kỹ phần vỏ lụa. Chất xơ trong phần này có tác dụng kéo theo chất mỡ qua đường ruột thay vì để chất béo được hấp thu dễ dàng vào máu rồi sinh sự.

9.    Rau cải tất nhiên nên chiếm không dưới 60% trong khẩu phần của người quá mát da mát thịt. Trong số đó, xà lách xoong nên có cho thường trên bàn ăn của người béo phì vì khoáng tố crôm trong món này là nhân tố quan trọng để ức chế cảm giác đói bụng. Thêm vào đó, crôm là khoáng tố vi lượng với công năng “2 trong 1”, vừa ngăn ngừa rối loạn biến dưỡng chất đường vừa gia tốc phản ứng thoái biến chất béo.

10.    Uống nước cho đủ. Đừng tưởng uống nhiều khiến thận giữ nước nên phốp pháp. Sai cả cây số. Chính nhờ đủ nước mà không rối loạn biến dưỡng. Càng thiếu nước cơ thể càng nhanh chân tổng hợp chất béo.

Không hẳn lúc nào muốn thắt lưng cho thấy chút eo cũng cần buộc bụng đến muốn tắt thở. Nhiều khi chỉ cần thay đổi chút đỉnh trong nếp sinh hoạt và thói quen ăn uống. Khỏe ra mà vẫn giảm cân, còn muốn gì hơn?!


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

==>  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ “BÉO PHÌ”:

1.  DƯ gì tội nghiệp BÀN CÂN?!  Xem tại: https://bit.ly/32fmQuF

2.  VÌ SAO phải giữ cái EO?  Xem tại: https://bit.ly/2TUaWll

3.  Cớ sao càng NHỊN càng RẦU? Xem tại:  https://bit.ly/3mSaEHY

4.  Càng ngủ ÍT...càng PHÌ.  Xem tại:  https://bit.ly/3eqFJj5

5.  Càng cao DANH VỌNG càng khó thành SIÊU MẪU! Xem tại: https://bit.ly/3jTQuvi

6.  Vì sao ngoại hình như…QUẢ TRỨNG?! Xem tại: https://bit.ly/34ZaNTR

7.  Làm sao có ăn mà KHÔNG chịu? Xem tại: https://bit.ly/368KF8f

8.  Ăn thua ở chỗ LIỀU LƯỢNG.  Xem tại: https://bit.ly/3mTpq15

9.  Tên nghe KHÔ KHAN nhưng TƯƠI MÁT! Xem tại: https://bit.ly/3kZX8BB

10.  THON THON nhờ biết CÁCH ĂN. Xem tại: https://bit.ly/36a8E7n

11.  GỈAM CÂN thế nào trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại: https://bit.ly/3l0IVEu

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay