Vài MÁNH để thành TIÊN!

Theo báo cáo của chuyên gia về bệnh lý do stress, mất ngủ là dấu hiệu báo động thường gặp nhất ở người bắt đầu hết pin vì cuộc sống xì-trết quá đi thôi. Không mấy khó cho người muốn mua giấc ngủ bằng mọi giá nếu chữa bệnh theo kiểu đau đâu chữa đó, theo kiểu “khách hàng là thượng đế, theo cách cần gì bán nấy, theo mục tiêu ăn xổi ở thì vì hiện không thiếu thuốc an thần, từ thuốc hóa chất tổng hợp bước qua dược thảo. Lấy một thí dụ cụ thể, nếu 1/3 cư dân ở Đức đêm nào cũng luân phiên nuốt loại thuốc ngủ nào đó để đừng chờ sáng thì số khách hàng thân thiết ở xứ mình dễ gì chịu thua kém!



Nếu xem thuốc an thần như giải pháp chẳng đặng đừng thì đúng. Nhưng nếu xem thuốc an thần như biện pháp duy nhất cho người mất ngủ thì sai cả cây số. Nếu đã dùng thuốc ngủ an thần không ai chỉ uống một vài lần rồi thôi. Tình trạng lệ thuộc thuốc cũng như phản ứng phụ nhiều khi nghiêm trọng hơn cả căn bệnh lúc đầu! Đã vậy, mất tiền có khi còn tìm lại được chứ mất ngủ không dễ chữa vì có quá nhiều nguyên nhân, nhất là trong bối cảnh của cuộc sống “không căng thẳng không về”. Tuy vậy, ngoại trừ trường hợp bệnh phải cần thuốc an thần, nạn nhân vẫn có thể ít nhiều góp phần giảm thiểu thiệt hại vật chất lẫn tinh thần nếu quán triệt vài phương án tương đối đơn giản để dỗ ngọt trung khu điều hành giấc ngủ, chẳng hạn:

(Bạn có biết TẢO SPIRULINA giúp NGỦ NGON, AN THẦN mà KHÔNG GÂY HẠI!)

–    Đừng ăn quá no trước khi “ngọa triều”. Bữa ăn tối nên trước khi lên giường khoảng 3 tiếng đồng hồ. Khéo hơn nữa là tránh các loại nước giải khát có tác dụng hưng phấn thần kinh như cà-phê, coca, nước tăng lực…

–    Ngược lại đừng để quá đói khi vào giường. Đừng quên là trung khu ngủ rất nhạy cảm với năng lượng dự trữ. Thừa hay thiếu đều không xong!

–    Đừng tưởng cử rượu bia quá trễ vào buổi tối có thể thay thế thuốc an thần. Chất cồn trong rượu bia tuy có thể giúp ẩm khách ngủ vì… xỉn, nhưng giấc ngủ không thể sâu, lại thêm ác mộng và hầu như chắc chắn đau đầu khi thức dậy. “Người tiêu dùng” vì thế lại phải dùng tiếp để đêm sau ngủ không khó. Hậu quả là dùng riết nên… tiêu!

–    Có thể dỗ giấc ngủ không mấy khó bằng phản xạ có điều kiện theo kiểu “đúng hẹn lại lên” bằng cách đúng giờ sắp đi ngủ nghe bản nhạc ưa thích dù đã nghe cả ngàn lần, uống ly sữa nóng, hay khéo hơn nữa, đọc vài trang báo, sao cũng được, miễn là sau đó đóng vai chính trong bộ phim “bỗng dưng buồn ngủ”.

–    Trái với “chuyện đó”, hãy lên giường khi thật mệt. Chưa buồn ngủ thì đừng vào giường. Mặt khác, đừng ngủ gà ngủ gật trước máy truyền hình vì khi vừa nhổm dậy để vào giường thì mất giấc! Nhịp sinh học từ đó trật chìa!

–    Với người vẫn còn phất nổi mỗi khi cờ đến tay, nếu thấy quá khỏe mà muốn “mệt” để sau đó ngủ cho ngon thì liệu pháp “trăng sáng vườn chè” là biện pháp tốt nhất vì một công hai việc.

–    Trung khu ngủ rất nhạy cảm với nhiệt độ. Phòng ngủ vì thế, bên cạnh chuyện thông khí cần nhiệt độ ổn định. Quá lạnh hay quá nóng, nhất là thay đổi nhiệt độ quá đột ngột đều khiến trung khu ngủ làm reo vì giận lẩy.

–    Trị mất ngủ có điểm từa tựa với bóng đá. Đã bị dẫn trước tất nhiên phải thay đổi chiến thuật, trừ khi muốn… bán độ! Điều đại kỵ nếu giữa đêm thức giấc là nằm nướng với hy vọng tìm lại giấc nam kha. Vô ích! Cũng đừng vì thế mà dùng thuốc an thần lúc canh ba vì khi thuốc tác dụng thì gà đã gáy. Nếu lỡ mất ngủ, tìm việc gì đó ưa thích và bình thản trên tinh thần “thua đêm này ta bày đêm khác”.

–    Giấc ngủ không hề đồng nghĩa với tắt đèn nghỉ việc. Ngược lại, đó là thời điểm rất năng động để não bộ xào nấu tất cả kích ứng trong ngày vừa qua. Chính vì thế nên tận dụng mọi phương pháp thư giãn, kiểu nào cũng được, càng đơn giản càng tốt, miễn là làm sao để stress đừng bám gót đến tận trong giấc ngủ.

–    Thầy thuốc ở các nước phương Tây, nơi chắc chắn không thiếu thuốc ngủ hóa chất, không vô cớ cổ động cho việc ưu tiên dùng dược thảo để điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, thay vì chấp nhận trả giá vì phản ứng phụ của thuốc. Đừng quên là nhiều y sĩ đoàn ở châu Âu thậm chí khuyến khích người dân điều trị mất ngủ bằng châm cứu sau khi phát hiện tỷ lệ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, trầm uất rõ ràng cao hơn nhiều ở người nghiện thuốc an thần!

–    Giải quyết nguyên nhân khách quan như tiếng ngáy rít rống của người bên cạnh.

–    Bổ sung khoáng tố manhê sau ngày làm việc căng thẳng vì không ít người nửa đêm giật mình chỉ vì chuột rút đau đến la làng!


Ai cũng hiểu không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Kẹt ở chỗ ai lại không lo nếu nhiều đêm mất ngủ?! Đáng tiếc, vì theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi ở Trung Tâm Nghiên Cứu Giấc Ngủ ở Stuttgart, không dưới 1/3 người mất ngủ không cần thiết phải dùng thuốc an thần chi cho tự hại thân, nếu nạn nhân bỏ chút thời giờ để nhận ra mình cũng chính là thủ phạm, nếu bệnh nhân thử tìm cách khác an toàn hơn thay vì chạy ngay ra… nhà thuốc!


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.


==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.

 

MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH MẤT NGỦ:

1.  SPIRULINA, AN THẦN KHÔNG GÂY HẠI.  Xem tại:  https://bit.ly/2ET3sIP

2.  TỰ MÌNH gây MẤT NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2GIw7CR

3.  BỆNH vì ĐÊM quá NGẮN.  Xem tại:  https://bit.ly/2QWBXoQ

4.  Càng ÍT NGỦ càng … PHÌ!  Xem tại:  https://bit.ly/2CEGCDv

5.  TIỂU ĐƯỜNG và GIẤC NGỦ.  Xem tại:  https://bit.ly/2CCJzEv

6.  Uống THUỐC NGỦ để… THỨC!  Xem tại:  https://bit.ly/2QYQLnj

7.  Vài MÁNH để thành TIÊN!  Xem tại:  https://bit.ly/2BJSamZ

8.  ĂN gì THẾ thuốc AN THẦN? Xem tại:  https://bit.ly/2rX5qQV

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay