Xin thêm chút MUỐI!

Thống kê từ xét nghiệm ion đồ của mấy trăm bệnh nhân cho thấy một kết quả bất ngờ. Nhiều người trong số đó có lượng khoáng tố Natri trong máu rất thấp! Phần lớn đồng thời cũng có huyết áp là đà ngọn cỏ! Khi điều nghiên “phạm trường” mới vỡ lẽ vì nhiều bà, nhiều cô, nấu ăn rất lạt, phần do nhiều người tuy chưa bị cao huyết áp nhưng sợ bệnh lại thêm sợ mập nên quyết định cử muối cho chắc ăn. Chẳng những cử cho mình mà thường khi kiêng giùm cho người thân, nên cả nhà đều tụt… huyết áp!
 

 

Quyết định của bà “tổng quản” tuy không sai trên lý thuyếtngười bị cao huyết áp, người bệnh tim mạch đúng là không nên ăn mặn để tránh tình trạng muối ăn giữ nước trong cơ thể và gây thêm gánh nặng cho trái tim, nhưng không hẳn đúng trên thực tế. Nhiều người hiện nay đúng là có khuynh hướng nấu ăn như thế do ảnh hưởng của những bản tin y học đổ hết tội cho muối ăn. Bằng chứng là ngay cả món ăn trong nhiều nhà hàng ở TP HCM cũng không được nêm nếm “mạnh tay”. Tốt đến thế nào về sức khỏe thì chưa dám chắc 100%. Bằng chứng là người né muối vẫn bệnh, nhưng điều rõ ràng là món ăn mất đi khẩu vị độc đáo. Không cần dông dài thì ai cũng hiểu món bún mắm còn gì là “mắm” nếu nước lèo không… mặn!, món thịt kho không thể là kho nếu nước thịt có thể dùng để thay… canh! Nếu tưởng khẩu vị không quan trọng là lầm. Nấu một món ăn gọi là phục vụ sức khỏe để làm gì khi thực khách nuốt không vô?!

Bỏ qua một bên chuyện khẩu vị, nếu chỉ xét về cơ sở khoa học thì biện pháp ăn quá lạt để ngừa, để chống bệnh tim mạch đã từ nhiều năm không còn đứng vững sau khi người ta chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây là:

  • Người nén lòng ăn quá lạt ngay từ khi còn trẻ cũng không phòng ngừa bệnh tim mạch được bao nhiêu nếu so sánh với người hiểu cách nêm muối vừa phải.
  • Chế độ dinh dưỡng gọi là ăn lạt tuyệt đối không giúp ích cho người đang được điều trị vì cao huyết áp, suy tim… Trái lại, nếu “đúng thầy, đúng thuốc” thì người bệnh vẫn có thể yên tâm nêm thêm chút muối cho đời bớt tẻ nhạt.
  • Người sau cơn nhồi máu cơ tim nếu có chút muối trong khẩu phần lại dễ hồi phục và ít bị tái phát hơn bạn đồng môn bị bắt ăn lạt.
  • Số người cao niên có dấu hiện của bệnh “quên ráo” Alzheimer thuộc nhóm có chế độ dinh dưỡng kiêng muối lúc còn trẻ cao gấp ba lần số đối tượng thuộc nhóm “không mặn không về”.
  • Tỷ lệ điều trị bệnh trầm uất được cải thiện thấy rõ khi tăng lượng muối ăn trong khẩu phần của người gặp chuyện gì cũng buồn.

Các dẫn chứng kể trên không có gì khó hiểu và hoàn toàn thuận lý. Nếu natri là nhân tố giữ vai trò quyết định trong dẫn truyền thần kinh và biến dưỡng tế bào thì không lạ gì nếu nhiều bệnh chứng nghiêm trọng thành hình chỉ vì khẩu phần thiếu muối ăn. Thực trạng đó càng đáng được lưu tâm hơn nữa ở xứ mình, nơi người dân khó tránh đổ mồ hôi vì khí hậu oi bức. Ăn mặn, nói đúng hơn, ăn cho đủ muối trong bữa cơm, nếu có hại cho sức khỏe là vì nhiều người vô tình tiếp tay tăng lượng muối ăn thu nhập qua thói quen quên uống nước cho đủ trong và sau bữa ăn. Đừng mang muối vào cơ thể mà quên đổ nước pha loãng rồi sau đó đổ tội một cách oan uổng cho món ăn mặn mòi.

Nếu chuyện gì cũng nên ở mức trung dung thì ăn mặn cũng vậy. Tất nhiên không nên ăn quá mặn làm chi để đời con chưa kịp khát nước thì cha đã vào… bệnh viện! Nhưng nếu đến cá còn ươn vì không ăn muối thì người khỏe sao nổi nếu cơ thể thiếu muối triền miên. Nếu thậm chí đến vẻ đẹp kiêu sa còn phải nhường ít bước cho nét đẹp “mặn mà” thì món ăn cũng thế. Tất nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải “thêm mắm dặm muối”, nhưng thử hỏi sao gọi là hợp lý nếu người ăn lạt để bảo vệ sức khỏe lại nuốt không trôi món ăn vì khử… muối?! Cần gì phải dẫn chứng đến món ăn nhạt nhẽo, ngay cả tình người xưa nay cũng thế, hễ nhạt phải phai!

Cá không ăn muối cá ươn

Con bệnh thiếu muối cuối đường cũng… ươn!

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
 
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2. Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
 
 
        3.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        4.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        5.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        6.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        7.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 

        8.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo 
 
        9.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 

        10.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl 
 
       11.  Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại:  https://bit.ly/3v1yNA9 

        13.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 
 
        14.  Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8 

        15.  Giản đơn như hạt ĐẬU.  Xem tại:  https://bit.ly/2S7rKaG 
 
        16.  Thêm NẤM bớt THUỐC.  Xem tại:  https://bit.ly/3byNwuX 

       17.  Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại:  https://bit.ly/2RwnQIn

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay