Ai mau TRÊN biểu DƯỚI KHÔNG thèm NGHE?!

Cuộc sống không ngơi tiếng động thái quá là một trong các hình ảnh trái cựa của xã hội được tiếng văn minh! Còi xe, còi tàu, chuông điện thoại, nhạc quảng cáo, tiếng máy truyền hình vặn hết cỡ, tiếng cười, tiếng khóc … tất cả hòa quyện vào nhau để đẩy hệ thần kinh vào thế dựa lưng sát vách. Tức nước có lúc phải vỡ bờ. Y sĩ đoàn ở các nước châu Âu ắt hẳn có lý do chính đáng khi liên tục gióng tiếng chuông cảnh báo cho người nghe nhạc quá lớn, cho đối tượng sử dụng điện thoại di động quá thường. Tình trạng này chắc chắn nghiêm trọng hơn nhiều ở xứ mình với tiếng động đinh tai đang liên tục hành hạ người không muốn nghe nhưng phải … nghe, từ còi xe suốt ngày cho đến tiếng mè nheo cằn nhằn suốt đêm của người muốn gì đó chưa … được!
 
 

Hoàn toàn dễ hiểu vì kích ứng đinh tai nhức óc là một trong các thể dạng stress có cường độ tác hại cao nhất đối với hệ thần kinh! Đó là lý do tại sao tổ chức ADAC chọn stress do “tiến thoái lưỡng nan” vì kẹt xe là loại stress ghê nhất, hơn xa cuộc sống căng thẳng vì nghề nghiệp! Dưới áp lực thường xuyên của tiếng động cơ thể sớm muộn cũng phản ứng sai lệch với tín hiệu gây co mạch dẫn đến thiếu máu ở nhiều nơi, kể cả chỗ đó! Dòng máu cần chảy qua chỗ chật chội có vận tốc rùa bò nên bài tập “ếch đây muốn to bằng bò” gặp trở ngại.. Chuyện không chỉ có bấy nhiêu. Tế bào thần kinh một khi thiếu dưỡng khí thì dẫn truyền thần kinh không về đến được điểm rơi như mong muốn. Nạn nhân do đó mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi, đãng trí … cho dù chỉ ngồi chơi xơi nước! Éo le chính ở chỗ một khi thần kinh lao đao, hệ nội tiết cũng lảo đảo. Nếu nạn nhân lại phải động não vì chén cơm manh áo thì khỏi dông dài cũng hiểu chức năng sinh lý sớm muộn chẳng khác nào máy vừa sạc đã hếtpin!! Testosteron khi đó không nhận được đơn đặt hàng hay tệ hơn nữa, tuy vẫn được sản xuất nhưng toàn hàng thiếu chất lượng, được tiếng nhưng không có miếng!
 


Nếu âm thanh với cường độ 50 Dezibel (Db), nghĩa là nhẹ hơn nhiều tiếng xe tải rồ ga trên đường vắng, đã đủ để cắn xé hệ thần kinh để rối loạn cương chắc chắn không mời cũng đến nếu nạn nhân phải thường xuyên sống trong cảnh “trên đe dưới loa stereo”! Đó là lời lý giải vì sao tỷ lệ nhiều người còn trẻ ở các thành phố lớn nước ta nhưng “chuyện đó” già nua lại cao đến thế! Không lạ gì nếu, theo dẫn chứng hẳn hoi của các nhà nghiên cứu ở Nhật, số nạn nhân chưa ăn lễ ngũ tuần nhưng liệt dương ở thành phố ồn ào cao gấp 6 lần số nạn nhân ở vùng quê yên tĩnh! Thầy thuốc thích mách có chứng cũng đã chứng minh là hàm lượng NO, chất tạo dáng cho hứng thú trong cuộc sống lứa đôi, ở người trên đe dưới búa vì tiếng ồn, không bằng được 1/6 lượng NO ở người may mắn có thần kinh thính giác thường trong cảnh êm đềm tĩnh lặng! Thiếu NO thì chuyện đó nếu không nói không mới là chuyện lạ!

Phải nói thêm cho rõ. Tình trạng suy nhược sinh lý do tiếng ồn át tiếng tim tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất giao tiếp với tiếng động nhiều giờ liên tục, trạng thái tinh thần khi tiếp nhận tiếng động trong trạng thái căng thẳng tinh thần và mức độ đột biến cường độ của âm thanh chói tai vào ban đêm. Cả 3 yếu tố nêu trên phải chăng đang tác oai tác quái ở xứ mình? Chính vì thế nam nhân đang còn đường tương chao nên nhanh chân gõ cửa thầy thuốc nếu ghi nhận thính lực lúc gần đây có chiều hướng ai nói mặc ai, khách lữ hành vẫn lầm lũi trên đường vạn lý, vì theo kinh nghiệm ngàn đời của Đông Y, ù ù cạc cạc là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sớm có ngày trên hò hét khản giọng dưới vẫn phớt tỉnh ăng-lê!

Bạn có biết: 85% nam nhân sau 4 tuần điều trị với liệu pháp “Kiềng 3 chân” ghi nhận thính lực được cải thiện đồng bộ với chức năng sinh lý, cứ như tai nghe càng rõ, lệnh trên càng hanh thông trên đường chuyển tải xuống cấp dưới, kể cả khi rù rì trong đêm thanh vắng!

Độc giả cần thêm chi tiết về bộ “Kiềng 3 chân phục hồi sinh lực, cải thiện sinh lý nam giới” xin liên hệ tại đây: dungthaydungthuoc.com


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

Trích dẫn từ “Cung đàn sao đành lỗi nhịp?!”, ấn phấm xuất bản lần đầu vào năm 2021.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.

👉 👉  Trở về MỤC LỤC SÁCH ĐIỆN TỬ: nhấp VÀO ĐÂY.

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay