ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?
Xứ nào cũng có điểm hay, nhưng nếu so sánh với các món cuốn của xứ mình, dù là “trọn gói” như gỏi cuốn, bì cuốn, hay khéo hơn, “tự chọn” như bò bảy món, cá lóc hấp… thì nghệ thuật gia chánh bên ta đúng là hơn xa. Không chỉ với khẩu vị độc đáo nhờ nước chấm ăn khớp của từng món, khi thì nước mắm, lúc thì mắm nêm, mắm tôm, cách phối hợp rau cải tươi với tinh bột của bún, với đạm của thịt cá khiến các món cuốn của người Việt là một kết hợp hài hòa về dưỡng chất lẫn chất kháng oxy-hóa. Thêm vào đó, trái cây tráng miệng ở nước mình, từ bình dân như ổi, khế cho đến đào Sapa, vải Hưng Yên, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Cái Mơn… bao giờ cũng đa dạng hơn táo lê bên tây.
Trở lại với chuyện sức khỏe. Nếu bảo đảm được an toàn vệ sinh thực phẩm, rau quả tươi, nếu đúng nghĩa tươi, nghĩa là đừng đến tay người tiêu dùng sau cả chục ngày thu hái, không chỉ là nguồn cung ứng dồi dào sinh tố, khoáng tố, men sinh học. Nhiều công trình nghiên cứu về rau quả tươi cho thấy:
• Người hay ăn rau cải tươi rõ ràng là đối tượng ít bị cảm cúm nếu so với người thấy rau là giận.
• Fan của rau quả tươi ít bị viêm loét dạ dày, hay nếu bệnh cũng mau lành, cũng ít tái phát, theo kết quả nghiên cứu hẳn hòi ở đại học Vienne.
• Cũng theo thầy thuốc ở thành phố của điệu valse, mạnh miệng với rau quả tươi là phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh đường ruột, ngay cả ung thư, nhờ tránh được tình trạng táo bón nên độc chất không có cơ hội tích lũy trong lòng ruột rồi thừa cơ sinh sự.
• Người thường dùng rau quả tươi có làn da, mái tóc và móng tay khỏe đẹp hơn đồng niên thiếu chất xanh trong khẩu phần.
Đáng nói hơn nữa là các nhà nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã phát hiện tình trạng thường xuyên tăng bạch cầu ở người có thói quen lạm dụng thực phẩm công nghệ mặc dầu cơ thể không hề bị bội nhiễm. Hiện tượng được đặt tên là “bệnh tăng bạch cầu do dinh dưỡng” không chỉ khiến hệ miễn dịch lúc nào cũng phải làm việc hết mình khiến gia chủ sau đó dễ bị bệnh liên quan đến suy kiệt sức đề kháng như dị ứng, thấp khớp…Nạn nhân đồng thời dễ bị rối loạn biến dưỡng như tăng mỡ trong máu, tiểu đường, bệnh gút… Điểm đáng mừng là rối loạn này có thể được điều chỉnh không khó sau vài tuần nếu “thủ phạm” kịp thời kết hợp rau quả tươi trong khẩu phần thường ngày. Nói cách khác ngắn gọn, ăn kiểu nào tùy ý, miễn có rau quả tươi.
Cường điệu bao giờ cũng sai. Với chế độ dinh dưỡng đơn điệu càng tệ hơn nữa. Không nhất thiết phải “không rau không về” nhưng bữa ăn nào cũng nên có rau quả tươi với tỷ lệ sao cho ngon miệng chính là bí quyết biến bữa ăn thành bài thuốc. Nhiều khi vì quá đơn giản nên dễ quên.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
👉 👉 Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
1. HẠT nào là VUA? Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS
2. Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
3. Nỗi lòng Đắt Kỷ! Xem tại: https://bit.ly/3oyJBU3
4. Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC! Xem tại: https://bit.ly/2SWJi9P
5. Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO! Xem tại: https://bit.ly/3f1YQla
6. MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP
7. Xin thêm chút MUỐI! Xem tại: https://bit.ly/3yrkebA
8. Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”. Xem tại: https://bit.ly/2Sb5zAg
9. Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại: https://bit.ly/3bGkObo
10. Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU? Xem tại: https://bit.ly/33XUwNC
11. Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại: https://bit.ly/3v1yNA9
12. ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại: https://bit.ly/3wlxuMG
13. Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8
14. Giản đơn như hạt ĐẬU. Xem tại: https://bit.ly/2S7rKaG
15. Thêm NẤM bớt THUỐC. Xem tại: https://bit.ly/3byNwuX
16. Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại: https://bit.ly/2RwnQIn