Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE!

Khó khỏe mạnh nếu tiến trình biến dưỡng không được tiến hành với vận tốc và chất lượng như mong muốn. Muốn hàng trăm ngàn phản ứng sinh hóa vận hành đúng bài bản thì các trị số sinh học trong cơ thể phải ổn định. Một trong các tiêu chí đó là pH máu, trị số phản ánh tỷ lệ giữa chất kiềm và chất toan trong cơ thể. Quá toan hay quá kiềm đều dẫn đến rối loạn nào đó. Quân bình kiềm toan trong cơ thể con người lại không đồng nghĩa với ngay boong trung điểm. Trái lại, chất kiềm phải vượt xa chất toan để pH máu nằm trong khoảng 7,30 – 7,40. Chỉ cần giảm xuống gần trị số trung tính thì nhiều căn bệnh phức tạp có thể thành hình.
 
 

Nhiều người khổ sở vì cứ nay đau mai yếu mà không ngờ là cơ quan nào đó quá “chua” do tích lũy nhiều phế phẩm có tính acid. Chuyện này lại rất dễ xảy ra, chẳng hạn hoặc vì chế độ dinh dưỡng sai lầm với quá nhiều món ăn sinh phế phẩm có tính acid, vì độc chất từ môi trường ô nhiễm, hay thường gặp hơn nữa, do hậu quả của stress!

Thông thường, nếu dự trữ đủ chất kiềm thì chất toan sẽ bị trung hòa ngay tức khắc khi mới manh nha. Nếu vì lý do nào đó mà lượng chất toan lại lấn lướt thì một số chất sinh bệnh như acid uric, acid lactic lẻn ngay vào mô liên kết. Từ đó chúng phá rối tiến trình vận chuyển phế phẩm từ chuỗi phản ứng biến dưỡng của tế bào. Cơ thể khi đó ngộp thở vì rác nhiều hơn dưỡng khí. Hai thành phần đặc biệt nhạy cảm với tình trạng “toan hóa” là men tiêu hóanội tiết tố. Chính vì thế mà rối loạn tiêu hóa, như đầy hơi, ợ chua, tiêu chảy… và rối loạn nội tiết tố như đau bụng kinh, suy nhược sinh dục… là dấu hiệu xuất hiện sớm trong cơ thể mất quân bình kiềm toan. Liền sau đó là các dấu hiệu bệnh lý như dễ viêm nướu răng, gãy móng tay, lạnh tay chân, mệt mỏi khi thay đổi thời tiết, da khô, rụng tóc, nhức đầu vô cớ, vọp bẻ…, nghĩa là rất mơ hồ. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc dễ quên tình trạng mất quân bình kiềm toan khi định bệnh.

Giải pháp tuy vậy lại không quá phức tạp. Người có chế độ dinh dưỡng không thiếu rau quả lại không nghiện rượu, cũng không lạm dụng cà-phê, thường không phải bận tâm về chuyện mất quân bình kiềm toan. Ngược lại, người mạnh miệng với thịt mỡ, đồ lòng, tinh bột, đường cát, thực phẩm công nghệ, gia vị cay nóng… lại thêm đồng hành với stress thì tình trạng chất toan mạnh hơn chất kiềm chỉ là vấn đề thời gian.

Mất quân bình kiềm toan sớm muộn cũng đồng nghĩa với tình trạng thừa chất mỡ, tăng acid uric, nhiều chất đường… trong máu. Vì thế, mọi biện pháp nhằm giải độc cho cơ thể đều cần thiết để tái lập quân bình kiềm toan. Các nhà nghiên cứu ở đại học Vienne sau khi thử tới thử lui đủ kiểu đã đồng lòng cổ động cho một phương pháp rất xưa của ngành y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda. Đó là uống nước khoáng thiên nhiên, loại càng nhiều khoáng chất càng tốt, mỗi giờ một lần 200ml trong 8-10 giờ liên tục và trong 2 tuần như thế. Thầy lang ở Ấn Độ cũng đã chứng minh từ lâu là ly nước khoáng để lạnh uống lúc sáng sớm khi vừa thức dậy, chưa ăn điểm tâm, có tác dụng “3 trong 1”, vừa lợi mật, lợi tiểu và nhuận trường mạnh hơn nhiều loại thuốc. Thêm một ưu điểm khi uống nước là khó có thuốc nào rẻ hơn nước. Cũng không có thuốc nào dễ uống hơn uống… nước!
 

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
 

MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2.  Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
 
 
        3.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        4.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        5.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        6.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        7.  Xin thêm chút MUỐI!  Xem tại:  https://bit.ly/3yrkebA  

        8.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 
 
        9.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo  

        10.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 
 
       11.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl  

        12.  Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại:  https://bit.ly/3v1yNA9 
 
        13.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 

        14.  Giản đơn như hạt ĐẬU.  Xem tại:  https://bit.ly/2S7rKaG 
 
        15.  Thêm NẤM bớt THUỐC.  Xem tại:  https://bit.ly/3byNwuX 

       16.  Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại:  https://bit.ly/2RwnQIn

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay