BƠI sao cho KHỎE?

(Biên soạn bởi Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng)

Hầu như ai cũng hiểu bơi lội là môn thể thao có lợi cho sức khỏe. Người chọn hồ bơi làm nơi giải trí nhờ đó cải thiện chức năng tuần hoànhô hấp vì trái tim và nhất là hoành cách mạc, cơ quan còn có tên là trái tim thứ hai, được tập luyện trong lúc “bơi nhân” hít thở khác với nhịp bình thường của người trên cạn. Bên cạnh đó, dù bơi ngữa hay bơi sấp, bơi lội là động tác hữu ích cho cột sốngnhóm cơ nằm dọc cột sống. Thêm vào đó, dù bơi tự do hay bơi bướm, khớp vaiđốt sống cổ đều được “vật lý trị liệu” với hiệu năng dưới nước bao giờ cũng cao hơn trong phòng tập vì nhờ áp lực của nước nên vận động của khớp dễ dàng hơn.

Bơi sao cho khỏe?

Nhưng huy chương nào cũng có hai mặt. Chuyên gia ở đại học thể dục thể thao Cologne, CHJLB Đức, đã lưu ý khách hàng tiềm năng của hồ bơi về một số điều có thể làm người thích bơi phải lội về phòng khám nào đó. Đó là:
• Bơi lội tốt hay xấu không tùy thuộc vào số lượng mà do chất lượng. Không cần thiết phải mỗi ngày “không bơi không về” vì thái quá chỉ có hại cho sức kháng bệnh do cơ thể tích lũy chất oxy-hóa sản sinh khi vận động, do cơ thể dễ bội nhiễm khi nhận kích ứng từ khác biệt nhiệt độ. Trái lại, đừng quên nguyên tắc 30 phút bơi cần 10 phút nghỉkhông nên nhiều hơn 60 phút mỗi ngày.
Bơi lội buổi sáng sớm khi bụng đói là sai lầm nghiêm trọng. Vì khác biệt nhiệt độ khi ở trong nước cơ thể khi đó phải huy động nguồn năng lượng dự trữ. Gia chủ vì thế dễ bị tụt đường huyếthạ canxi, nhất là ở người huyết áp thấp. Tất nhiên ngược lại, không được ăn quá no trước khi bơi lội, nhất là đối tượng đã được phát hiện bệnh dạ dày dưới dạng hội chứng trào ngược.
Không nên làm nóng lâu hơn 10 phút trước khi nhảy xuống nước. Trái lại, thao tác này có ích hơn nhiều nếu được thực hiện sau giờ tập sau khi gia chủ đã bổ sung nước bằng nước khoáng để phòng tránh hậu quả vọp bẻ trong đêm!
Vọp bẻ (chuột rút) không hẳn lúc nào cũng do tích lũy chất sinh mỏi cơ (acid lactic) vì thao tác quá độ. Rất nhiều trường hợp vọp bẻ không vì thiếu canxi mà do thất thoát manhê (Mg). Để điều trị phải dùng tối thiểu 500mg/ngày. Với liều này nhiều người dễ bị tiêu chảy. Do đó, người dễ bị chuột rút nên dùng manhê ở liều thấp, nhưng thường xuyên và trước mỗi buổi tập thay vì đợi đến vọp bẻ.
• Bơi lội đúng là biện pháp giải độc cho cơ thể, nhưng hoàn toàn bất lợi khi đang cảm cúm vì dễ dẫn đến bội nhiễm đường hô hấp. Người đang sốt không được bơi lội.
• Đừng tưởng tắm nước lạnh không đổ mồ hôi. Sau khi lên bờ là lúc tuyến mồ hôi hoạt động hưng phấn. Do đó, cần lau khô ngay, mặc quần áo và uống đủ nước, thay vì để ngồi tám bên hồ bơi để rồi sau đó tốn tiền mua thuốc cảm.
• Bơi lội tuy là phương pháp tiêu hao năng lượng vì “vận động viên” mất gần 500 kcal sau một giờ ngụp lặn. Nhưng nếu dùng cách này để giảm cân thì ít khi hiệu quả vì thường đói bụng cồn cào sau giờ thao tác nên đâu lại vào đó.
• Thuốc nào cũng có chống chỉ định. Người găp trục trặc cột sống cổ, viêm quanh khớp vai và thoái hóa khớp gối tuy nên bơi nhưng không nên lội trong lúc cơn đau đang hoành hành, nhất là khi bơi sải và đầu nổi cao hơn mặt nước. Điều trị cho xong rồi hãy trở lại hồ bơi.


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay