Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI!

Nhiều người biết đến nước Nhật không chỉ qua hình ảnh hùng vĩ pha lãng mạn của ngọn núi Phú Sĩ hay phong cách triết học của trà đạo thâm trầm, mà còn nhờ danh hiệu của một bậc thầy về dinh dưỡng: Oshawa, người phát kiến phương pháp dinh dưỡng để phòng bệnh với thực đơn gạo lứt muối mè.
 
 

Chén cơm đã gắn liền với lịch sử sinh tồn của con người trên 2/3 mặt địa cầu. Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa ba thành phần xúc tác biến dưỡng bao gồm tinh bột, sinh tố và khoáng tố, gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không dễ gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu, lại thêm dồi dào chất xơ nên ăn cơm ít khi khó tiêu.

Đáng tiếc là từ khi có nhà máy xay gạo, hạt gạo tuy có bề ngoài trắng hơn ngà, bóng hơn giấy kiếng, nhưng mặt khác lại đánh mất nhiều hoạt chất ẩn trú trong lớp vỏ lụa. Đáng nói hơn nữa là nhiều bệnh lý trở thành nghiêm trọng từ khi chén cơm gạo trắng có mặt quá thường trên bàn ăn. Do thiếu hoạt chất xúc tác biến dưỡng trong vỏ lụa của hạt gạo mà chất đường, chất mỡ trong khẩu phần với chế độ dinh dưỡng hoặc quá đơn điệu, hoặc cường điệu, hoặc cả hai, dễ hội đủ điều kiện để trở thành đòn bẩy cho bệnh tiểu đường, xơ vữa mạch máu, thoái hóa ác tính … Nhiều nhà nghiên cứu đã không quá lời khi nghi ngờ gạo trắng công nghệ là một trong các nhân tố dẩn đến nhiều căn bệnh “thời đại”, từ cao huyết áp thậm chí cho đến ung thư!

Ngay cả ở châu Âu, nơi cơm gạo không là món ăn chiếm ưu thế, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng nên trở về với thiên nhiên, trở về với các món ăn chế biến từ hột gạo còn nguyên vỏ lụa. Đó chính là điểm khéo của Oshawa khi xây dựng phương pháp phòng và hỗ trợ trị bệnh bằng gạo lứt muối mè. Tuy vậy, không hẳn vì thế mà phải sao y bản chính. Khoa học hay không chính ở chỗ vận dụng kinh nghiệm ngàn đời nhưng với tri thức cập nhật.
 

Sai lầm nghiêm trọng nếu chỉ vì nghe đồn, nếu chỉ vì lời bàn êm tai mà nhắm mắt áp dụng phương pháp gạo lứt muối mè một cách thái quá và trường kỳ! Chế độ dinh dưỡng với chỉ ròng gạo lứt muối mè sau giai đoạn giải độc cho cơ thể nên hạ mỡ trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết, giảm acid uric …, nếu tiếp tục áp dụng đơn phương và dài hạn, là nguyên nhân dẩn đến rối loạn biến dưỡng và suy yếu sức đề kháng vì gạo lứt muối mè tuy mạnh về mặt khoáng tố nhưng lại yếu về chất đạm và chất béo. Thiếu hai chất này thì cơ thể không thể tổng hợp kháng thể, nội tiết tố, collagen cho khớp dẻo, cho mạch máu dai, cho da căng láng, cho tóc khó rụng … Không thiếu đối tượng bị dị ứng, viêm da thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, suy nhược trầm trọng chỉ vì lạm dụng kiểu ăn ròng có mỗi một món gạo lứt muối mè. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nữa với nếu “thực khách” do không được hướng dẫn đầy đủ nên không uống đủ nước. Khi đó nhiều căn bệnh không mời cũng đến một cách oan uổng vì nạn nhân vừa thiếu nước, vừa thiếu dưỡng chất cơ bản.

Trong y học không có chỗ đứng cho định kiến. Gạo lứt muối mè đúng là một phương pháp tốt cho sức khỏe nhưng không thể áp dụng theo kiểu ai cũng như ai, cũng không thể áp dụng một cách tùy tiện mà phải theo hướng dẩn chặt chẽ của thầy thuốc để người bệnh hiểu rõ khi nào bắt đầu và lúc nào chấm dứt. Không riêng gì với gạo lứt muối mè, hệ tiêu hóa đa nguyên của con người hoàn toàn không phù hợp với bất cứ hình thức dinh dưỡng nào đơn điệu. Do đó, không nhất thiết phải cố nuốt cho trôi mỗi ngày chén cơm gạo lứt muối mè vì mê muội nghe theo lời quảng cáo đường mật của những “chuyên gia” chưa hề chữa lành nữa người bệnh, của những “tác giả” bạt mạng xem thường sinh mạng của người khác với lời bàn ra tán vào chẳng khác nào của thầy pháp tàn nhang nước thải, thay vì lời khyên của thầy thuốc có học có hành. Thay đồi chế độ dinh dưỡng với gạo màu, lứt hay tím cũng được, chẳng hạn thỉnh thoảng vài ngày trong tuần chính là biện pháp giải độc an toàn cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, chẳng hạn sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, sau giai đoạn làm việc căng thẳng … Dùng gạo lứt muối mè để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như người hiểu cách chơi chứng khoán. Ra tay đúng lúc thì vốn ít mà lãi cao. Ra tay trật chìa thì trắng tay là cái chắc!
 


May cho người bệnh, từ khi hoạt chất anthocyanin trong gạo tím được phân tích chi li dưới lăng kính y học thực nghiệm, chén cơm gạo tím dùng với muối mè, tất nhiên khi đi kèm với màu xanh của rau quả, màu đó của thịt cá, càng nên thuốc cho mọi lứa tuổi. Lý do rất đơn giản. Bên cạnh tập thể sinh tố B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẻm, vôi … cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ thống miễn nhiễm, chất màu anthocyanin trong vỏ lụa của hạt gạo tím có tác dụng trung hòa độc chất oyx-hóa tràn ngập trong môi trường ô nhiểm. Nói có sách dù ngọt xớt thế nào vẫn không thể bằng mách có chứng. Kết quả áp dụng gạo tím, nói chính xác hơn, kết hợp anthocyanin của gạo tím trong phác đồ điều trị của hàng trăm bệnh nhân tiểu đường cho thấy đường huyết ổn định mà không cần tăng thuốc đặc hiệu, nghĩa là giảm phán ứng phụ. Còn gì khéo hơn nhờ chén cơm ngày nào cũng phải ăn mà bớt uống thuốc?!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
 (Trích dẫn từ tư liệu nghiên cứu & truyền thông năm 2019)


👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
 

👉👉  MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2. Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
 
 
        2.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        3.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        4.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        5.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        6.  Xin thêm chút MUỐI!  Xem tại:  https://bit.ly/3yrkebA  

        7.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 
 
        8.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo  

        9.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 
 
       10.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl  

        11.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 
 
        12.  Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8 

        13.  Giản đơn như hạt ĐẬU.  Xem tại:  https://bit.ly/2S7rKaG 
 
        14.  Thêm NẤM bớt THUỐC.  Xem tại:  https://bit.ly/3byNwuX 

       15.  Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại:  https://bit.ly/2RwnQIn

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay