Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua!

(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)

Mặc dầu thầy thuốc hiện nay đang có trong tay kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị với nhiều bước tiến nhảy vọt, bệnh tim mạch đã, đang và sẽ chắc chắn tiếp tục đứng đầu về tỷ lệ tử vong! Một trong các lý do không thể phủ nhận là vì đột quỵ do tai biến mạch máu não vẫn nằm ngoài vòng kiễm soát! Ngay cả trong trường hợp bệnh nhân nhờ đến kịp phòng cấp cứu nên được may mắn cứu sống, tỷ lệ thực sự phục hồi sau cơn đột quỵ, từ chức năng tư duy cho đến khả năng vận động, ngay cả ở các quốc gia đã có nền y tế tiên tiến, hãy còn quá thấp! Không nói chi đến trường hợp hôn mê kéo dài, hay tuy sống nhưng với kiếp thực vật, bệnh nhân đành chọn kiếp phế nhân bẽ bàng trên chiếc xe lăn oan nghiệt là gánh nặng cho chính họ, gia đình và xã hội!

 
 

Lầm nếu tưởng họa vô đơn chí, sai nếu nghĩ tai ương do trời kêu ai đành nấy dạ. Đáng tiếc vì theo chuyên gia về đột quỵ ở Seoul, nhiều trường hợp bại liệt nửa người, á khẩu, sa sút trí tuệ, trầm uất … sau lần đột quỵ đúng lý đã không nghiêm trọng đến thế nếu bệnh nhân được điều trị phục hồi thật sớm, thậm chí ngay trong lúc dầu sôi lửa bỏng với hoạt chất có tác dụng phục hồi chức năng của tế bào thần kinh bên cạnh các biện pháp vật lý trị liệu. Nên nhớ, cũng theo thống kê được thực hiện ở Hàn Quốc, nhiều trường hợp bệnh Alzheimer sau đột quỵ được ghi nhận ở người trước đó không được can thiệp sớm với phác đồ điều trị bao gồm nhân tố phục hồi não bộ. Còn sống sau tai biến đúng là phước bất trùng lai, nhưng sống mà không nhận điện được người thân quanh mình, quên hết kỷ niệm vui buồn, liệu có thực sự đáng sống?!

Đừng bi quan với định kiến não một khi sang chấn là não hết đường ăn thua! Nhiều công trình nghiên cứu vĩ mô với kỹ thuật hiện đại cho thấy não bộ rõ ràng có khả năng phục hồi rất cao nếu được:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua hoạt chất điều chỉnh tín hiệu khởi động của trung khu điều hành giấc ngủ. Nên nhớ là chất lượng của trí nhớ sau lần đột quỵ gắn liền mật thiết với độ sâu của giấc ngủ theo kết quả nghiên cứu ở đại học Schlewig-Holstein. Nhưng nếu tưởng muốn được như thế cần dùng thuốc an thần để bệnh nhân ngủ cho bằng được thì lầm! Thuốc an thần tuy tạo được giấc ngủ tạm bợ nhưng não bộ của người đột quỵ sau đó càng thêm tê liệt khiến nạn nhân quên ráo tất cả ký ức trước đó đã được ghi vào bộ nhớ. Có thực mới vực được đạo, não bộ cũng thế mà thôi! Não của người đột quỵ cần các acid béo để tryptophan, chất bắt trớn cho giấc ngủ, để serotonin, chất pha màu yên bình cho giấc ngủ, được tổng hợp đồng bộ giúp nạn nhân ngủ dễ, ngủ sâu, ngủ ngon và thức dậy với cảm giác lạc quan trước trận chiến đòi hỏi nhiều nghị lực để trở về cuộc sống đời thường.
  • Điều chỉnh dẫn truyền thần kinh thay vì tuy xe có đó, tuy xe vẫn đủ xăng, nhưng lữ hành không đến nơi vì … kẹt xe! Rối loạn phối hợp vận động, mất trí nhớ, phản ứng sai lệch … ở người đột quỵ không hẳn lúc nào cũng do thương tổn thực thể của não bộ. Trong nhiều trường hợp nhuyễn não, chức năng tư duy của nạn nhân sở dĩ suy giảm vì dẫn truyền thần kinh không đi đến nơi, không về đến chốn. Theo chuyên gia ở đại học Erlangen, tín hiệu thần kinh vừa nhập vào lại ra ngay, cứ như nước đổ đầu vịt, là do thương tổn trầy xước trên vỏ bọc dây thần kinh. Mát dây tất nhiên chập điện, nẹt lửa và đứt cầu chì!
  • Thiếu gì thì thiếu đừng thiếu dưỡng khí nội bào thần kinh. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hàm lượng dưỡng khí bên trong tế bào thần kinh quá thấp sau cơn đột quỵ. Thiếu hơi lấy gì hoạt động?! Không cử động được càng thiếu dưỡng khí! Vòng lẩn quẩn cứ thế xoay tròn! Chính vì thế mà người bại liệt, nếu được tập luyện cho sớm, cho dù dưới hình thức thụ động, rõ ràng sau đó vừa ít mất trí nhớ, vừa mau phục hồi nếu so sánh với bệnh nhân bước vào chương trình vật lý trị liệu quá trễ. Kẹt chính ở chỗ mười người hết chín rưỡi không vui gì mà tập nếu tế bào thần kinh đã thiếu dưỡng khí! Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, việc áp dụng hoạt chất cải thiện tuần hoàn não là một trong các điều kiện để bộ não, dù già dù yếu thế nào, vẫn giữ được phong độ cần thiết hàm lượng dưỡng nội bào thần kinh không giống tiền lương cuối tháng!
  • Thiếu hoạt chất trung hòa stress: Đột quỵ, như tên gọi, xụm xuống bất ngờ, là một thể dạng tai nạn do tác hại quá nặng nề và khó lường trước của stress! nặng nề và khó lường trước. Bôi sạch bộ nhớ là một trong các phản ứng phụ của nội tiết tố nảy sinh trong tình huống stress. Não không thể dán tín hiệu thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh, vào bộ nhớ nếu kích ứng quá dồn dập. Chính vì sự hiện diện của các chất không mời cứ đến mà mạch máu nuôi dưỡng hệ thần kinh trung ương có khuynh hướng bất ngờ co thắt thái quá. Hậu quả là nạn nhân khó tránh đau đầu, chóng mặt, trầm uất … Theo chuyên gia khoa thần kinh ở đại học Stuttgart, đây là yếu tố cần được lưu tâm hàng đầu nếu muốn cải thiện chức năng tư duy, đặc biệt là trí nhớ, sau cơn đột quỵ.

Với người “ghét” bệnh bao giờ cũng tồn đọng một câu hỏi rất thực tiễn: Liệu có thuốc nào đón đầu các gút mắt nêu trên hay chỉ còn nước bó tay chờ lãnh đòn đo ván? Mách có chứng bao giờ cũng hữu ích gấp trăm lần chỉ nhái theo sách! Đáp án chính là dầu béo Omega trong một số thực phẩm với đủ 3 thành phần 3 + 6 + 9, sau khi các công trình nghiên cứu về công năng đa dạng của Omega cho thấy:

  • Thu ngắn thời gian bừng tỉnh sau đột quỵ
  • Kéo dài thời lượng và tăng cường khả năng tham gia vật lý trị liệu
  • Phòng ngừa tái phát cơn đau thắt ngực ở bệnh nhân đã thuyên tắt mạch vành
  • Pha loãng cường độ mất trí nhớ ở người cao tuổi
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ ở đối tượng “buồn ơi chào mi”

Đó lá lý do tại sao nhiều thầy thuốc coi trọng tiêu chí trở về với sức bật của thiên nhiên đã từ lâu áp dụng Omega 3,6,9 trong phác đồ điều trị dự phòng tai biến ở người cao huyết áp, phục hồi thể lực cho bệnh nhân đột quỵ, toàn diện tâm thể cho đối tượng có dấu hiệu của bệnh Alzheimer, cải thiện tuần hoàn mạch vành cho người đã phát hiện thiếu máu cơ tim. Lý do rất đơn giản vì Omega, nói cụ thể là Acid linoleic, thành phần chủ lực trong dầu béo hạt Sachi, là hoạt chất đáp ứng toàn bộ các yêu cầu nêu trên. Buồn ngủ gặp chiếu manh, gãi đúng ngay chỗ ngứa, còn muốn gì hơn?


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉
👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH  “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1.  Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại:  https://bit.ly/3gFpSzQ
2.  Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại:  https://bit.ly/3xxtmd6
3.  GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA!  Xem tại:  https://bit.ly/35Ddydd
4.  TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO?  Xem tại:  https://bit.ly/3zGVEUC
5.  Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6.  Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG? Xem tại: https://bit.ly/3vvB9ss
7.  Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại:  https://bit.ly/2XwIKu8
8.  Hồng nhan nào phải đa truân!  Xem tại:  https://bit.ly/30CmrnP
9.  Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
10.  Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại? Xem tại:  https://bit.ly/3DU3SKn
11.  Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại:  https://bit.ly/3lVKbLW
12.  Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!  Xem tại:  https://bit.ly/3G3MWTy
13.  VU LAN nào chỉ một ngày!  Xem tại:  https://bit.ly/3pipjRa
14.  HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC?  Xem tại:  https://bit.ly/3DX0Chb

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay