Giản đơn như hạt ĐẬU

Đậu là nhóm thực phẩm được xem như “món ăn của người nghèo” ở châu Âu, trong thời gian gần đây đã lột xác thành thuốc (dù là đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu ván…), nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng chúng có thành phần phong phú và tác dụng bảo vệ sức khỏe đa dạng.

Quả là không quá lời khi khen đậu, vì 100 g đậu chứa không đến 0,5 g chất béo với không hơn 1% trong số đó là chất béo gây hại cho cơ thể, trong khi 100 g thịt bò thì có đến gần 20 g chất béo với 15% là chất làm xơ vữa mạch máu.
 


 

Chưa kể đến các loại acid amin cần thiết cho tiến trình kiến tạo trong cơ thể con người cũng như nhiều loại sinh tốkhoáng tố, đậu sở dĩ là thuốc tốt vì chứa nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng phòng ngừa ung thư.  Theo bác sĩ Cohen của hội dinh dưỡng ở CHLB Đức, nhờ  có nhiều hợp chất (như isoflavon, saponine…) nên đậu vừa ngăn cản sự tăng trưởng của ung bướu vừa giúp thực bào nhận diện tế bào ung thư.

Theo Geil, chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng ở Đức, có thể giảm đến 30% lượng cholesterol trong máukhông cần dùng thuốc nếu chịu khó mỗi ngày ăn 250 g đậu nấu chín, loại nào cũng được, trong vòng 6 tuần lễ.  Khảo sát của ĐH Kentucky (Hoa Kỳ) cho thấy chế độ dinh dưỡng với 200 g đậu mỗi ngày trong 3 tuần liên tục không những hạ trigyceride và LDL-cholesterin mà còn giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim ở đối tượng đã bị thiểu năng mạch vành.

Đậu tuy ngang hàng với khoai về mặt bình dân nhưng thích hợp hơn cho người muốn nhịn ăn làm ốm, nhờ đậu gây cảm giác no dai hơn khoai. Cũng theo nhận xét của Geil, đậu là món ăn giúp người bệnh tiểu đường vừa no bụng vừa ổn định lượng đường trong máu nhờ biến dưỡng một cách hài hòa nếu so với các loại tinh bột khác.

Thêm vào đó, chất xơ trong đậu giúp tăng cường hoạt tính của insulin. Khi so sánh lượng đường trong máu của một nhóm ăn đậu và một nhóm ăn bánh mì, lượng đường trong máu sau bữa ăn của nhóm ăn đậu chỉ bằng phân nửa của nhóm đối chứng. Một điểm đáng khen nữa của đậu là nhờ có chất sắt và acid folic dồi dào mà chúng trở thành  món ăn rất tốt để dưỡng thai.

Dùng đậu để dựng bức tường chặn bệnh là chuyện hoàn toàn thực tế. Giải pháp bảo vệ sức khỏe nhiều khi hóa ra lại rất đơn giản, rất tầm thường như những…  hạt đậu.


Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉 👉  Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
 
        1. HẠT nào là VUA?  Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS

        2.  Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
 
 
        3.  Nỗi lòng Đắt Kỷ!  Xem tại:  https://bit.ly/3oyJBU3 

        4.  Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!  Xem tại:  https://bit.ly/2SWJi9P 
 
        5.  Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO!  Xem tại:  https://bit.ly/3f1YQla 

        6.  MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP 
 
        7.  Xin thêm chút MUỐI!  Xem tại:  https://bit.ly/3yrkebA  

        8.  Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”.  Xem tại:  https://bit.ly/2Sb5zAg 
 
        9.  Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại:  https://bit.ly/3bGkObo  

        10.  Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU?  Xem tại:  https://bit.ly/33XUwNC 
 
       11.  ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC?  Xem tại:  https://bit.ly/3wh0jdl  

        12.  Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại:  https://bit.ly/3v1yNA9 
 
        13.  ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại:  https://bit.ly/3wlxuMG 

        14.  Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8  
 
        15.  Thêm NẤM bớt THUỐC.  Xem tại:  https://bit.ly/3byNwuX 

       16.  Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại:  https://bit.ly/2RwnQIn

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay