GIỜ nào ĐẠI KỴ với người bệnh TIỂU ĐƯỜNG?
Dưới ảnh hưởng của nhịp sinh học mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận hành theo kiểu đúng giờ như đồng hồ Thụy Sĩ. Trái lại, cường độ của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… thay đổi thậm chí với sai biệt đáng kể tùy theo giờ hoạt động cực tiểu hay cực đại. Cũng chính vì thế, nếu nói riêng với hệ tim mạch, huyết áp không có trị số cố định nếu so sánh kết quả đo đạc nhiều lần trong ngày. Cũng chính vì thế mà người cao huyết áp khó tránh những thời điểm nhạy cảm khiến bệnh có thể trở thành nghiêm trọng. Đối tượng đang điều trị bệnh cao huyết áp vì thế cần lưu ý nhiều hơn vào canh giờ dễ hao tài vì bệnh đánh lén.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tai biến mạch máu não dễ xảy ra lúc đúng ngọ. Không có gì khó hiểu vì:
- Huyết áp có khuynh hướng nhích lên ít nhiều trong khoảng từ 11g đến 13g. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa dưới ảnh hưởng của trời nắng gắt. Khi ghi nhận nhiệt độ cao của môi trường bên ngoài cơ thể phản ứng bằng cách trương mạch ngoài da đồng thời đổ mồ hôi để thoát nhiệt bên trong cơ thể. Phản ứng trương mạch ngoài da càng kéo dài lượng máu ra da càng nhiều. Hậu quả là nhiều nơi khác khó tránh thiếu máu, nghĩa là sớm muộn cũng kéo theo thiếu dưỡng khí. Nếu xảy ra ở thành tim, ở não bộ thì nạn nhân đang đi đứng bình thường bỗng xây xẩm, nghẹn thở, đau nhói ngực, chóng mặt, đột quỵ! Biến chứng tim mạch, cụ thể là nhồi máu cơ tim dễ xảy ra hơn nữa ở người ăn trưa quá nhanh làm căng vùng thượng vị, hay uống nước quá lạnh khiến mạch máu thành tim bất ngờ co thắt.
- Mạch máu thường tắt nghẽn bất ngờ sau bữa cơm trưa. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tim Mạch ở Hoa Kỳ, tối thiểu 1/3 các trường hợp xuất huyết trong não bộ, hay thuyên tắt mạch vành trên thành tim đã không xảy ra nếu dòng máu nạn nhân đừng quá đậm đặc đến độ gây cục máu đông trong lòng mạch máu. Đáng tiếc, vì bên cạnh việc dùng thuốc làm loãng máu, thầy thuốc đã biết từ lâu về công năng đa dạng của giấc ngủ trưa, từ tác dụng thư giãn bước qua khả năng tổng hợp kháng thể, đến độ đặt tên là giấc ngủ này là giấc ngủ năng lực (power sleep). Các nhà nghiên cứu cũng đã chứng minh là máu có độ loãng lý tưởng sau giấc ngủ trưa. Bằng chứng là ở Nhật, nơi tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người còn trẻ trước đây rất cao, nay đã giảm thấy rõ từ khi bên đó áp dụng chế độ ngủ trưa bắt buộc cho người lao động nặng, người phải làm việc trong môi trường ô nhiễm… Điểm lợi của giấc ngủ trưa là không cần nhiều, thường không hơn 30 phút đã đủ hữu ích. Nhưng nếu thuốc nào cũng có tác dụng phụ thì ngủ trưa cũng thế. Đừng ngủ trưa sau 15 giờ vì khi đó giấc ngủ trưa chính là lý do dẫn đển rối loạn nhịp sinh học khiến gia chủ khó ngủ về đêm và huyết áp dao động thất thường vào ngày hôm sau.
Cũng từa tựa như trúng số, không hẳn ai cũng dễ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Họa không vô đơn chí mà thường gõ cửa người bệnh tiểu đường nếu cùng lúc có thêm một số điều kiện thuận lợi như:
- Cao huyết áp.
- Huyết áp thấp.
- Đổ mồ hôi quá nhiều.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
- Đã thiếu máu cơ tim.
- Đang hành kinh.
- Đang dùng thuốc an thần, trấn kinh, giảm đau…
Đừng quên nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não vẫn trước sau là lý do khiến bệnh tim mạch đứng đầu trên bản tỷ lệ tử vong. Đáng nói là phía sau hai căn bệnh đó hầu như bao giờ cũng có bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh tiểu đường. Nếu có cách nào để huyết áp tuy thay đổi theo nhịp sinh học nhưng đừng thái quá thì đó là một trong các biện pháp đơn giản để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng. Đáng tiếc nếu nhiều khi chỉ cần chậm lại ít phút để giữ huyết áp trong vòng kiểm soát. Có khó lắm không nếu mỗi ngày mất ít để bình tâm trong khi đằng nào cũng có đến 1440 phút!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:
1. Vì sao LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH? Xem tại: https://tinyurl.com/yadarqar
2. Bớt đường nhờ biết cách LÓT ĐƯỜNG. Xem tại: https://tinyurl.com/yamw7m9l
3. ĂN sao cho ĐÚNG? Xem tại: https://tinyurl.com/ya6b5xwr
4. Chữ “ĐỘNG” trong bệnh tiểu đường. Xem tại: https://tinyurl.com/y9nbo888
5. Làm sao ỔN ĐỊNH dường huyết? Xem tại: https://tinyurl.com/yddmupwk
6. Vì sao phải BẢO VỆ VI MẠCH trong bệnh tiểu đường? Xem tại: https://tinyurl.com/y7m4a727