GIỜ nào KỴ với bệnh CAO HUYẾT ÁP?
Do ảnh hưởng của nhịp sinh học nên mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không vận hành theo kiểu lúc nào cũng thế. Cũng chính vì thế, nếu nói riêng với hệ tim mạch, huyết áp không có trị số cố định. Huyết áp, bên cạnh cảm xúc, ăn no hay bụng đói…, thay đổi theo giờ. Người bệnh huyết áp cao vì thế phải coi chừng những thời điểm nhạy cảm khiến bệnh có thể trở thành họa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng nghiêm trọng của cao huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim dễ xảy ra vào những giờ đại ky như:
• Đúng ngọ vì huyết áp hay nhích lên trong khoảng từ 11g đến 13g. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa khi nhiệt độ bên ngoài quá nóng. Khi ghi nhận nhiệt độ cao của môi trường bên ngoài cơ thể phản ứng bằng cách trương mạch ngoài da đồng thời đổ mồ hôi để thoát nhiệt bên trong cơ thể. Vì phản ứng trương mạch ngoài da kéo dài quá lâu nên lượng máu ra da càng lúc càng nhiều. Hậu quả là nhiều nơi khác khó tránh thiếu máu, nghĩa là sớm muộn cũng kéo theo thiếu dưỡng khí. Nếu xảy ra ở thành tim, ở não bộ thì thiếu máu cơ tim, thì đột quỵ là chuyện khó tránh!
• Sau bữa ăn trưa vì dòng máu có chiều hướng đậm đặc hơn bình thường khiến máu chảy chậm và căng mạch máu. Nếu tưởng chỉ vì ăn trưa quá béo thì lầm. Thầy thuốc đã phát hiện một trong các nguyên nhân khiến máu quá xệt là vì bữa cơm trưa ăn quá nhanh. Nhu cầu tiếp máu của trục tiêu hóa khi đó bất ngờ bội tăng khiến nhiều nơi khác thiếu máu. Đáng tiếc là với nhiều người, chỉ cần thêm 5-10 phút cho bữa cơm trưa lại dường như bất khả thi!
• Sáng sớm ngay khi thức dậy ở người có thói quen bật dậy quá nhanh. Nên nhớ ngay khi thức giấc là thời điểm giao ban giữa hai hệ thần kinh có chức năng đối kháng: hệ trực và hệ phó giao cảm. Nếu hệ này ảnh hưởng trên chuyện giãn nở mạch máu thì hệ kia lo việc co mạch. Sau giấc ngủ trong vòng kiểm soát của hệ phó giao cảm nếu bật dậy quá nhanh vì sợ trễ giờ thì mạch máu đang co bỗng giãn mạnh rồi sau đó lại co trở lại vì tác dụng còn dư âm của hệ phó giao cảm. Hậu quả là mạch máu dễ đứt nếu như mạch máu đã có đoạn xơ vữa. Nướng thêm 1 hay 2 phút trên giường rồi chậm rãi ngồi dậy là biện pháp đơn giãn để đừng phải ngồi vào ghế xe lăn!
• Sau khi tắm nước quá lạnh vì trái tim phải đẩy máu ra da cho ấm. Vì mãi lo xa nên tim quên nhìn gần. Lượng máu đến thành tim có thể bất ngờ thiếu hụt. Tình trạng này càng dễ đột biến nếu gia chủ trước đó suốt ngày đồng hành với stress. Khi đó cơ tim thiếu máu trầm trọng. Nhồi máu cơ tim chỉ chờ có thế!
(Bạn có biết TẢO SPIRULINA là món ĐIỂM TÂM của người BỆNH TIM MẠCH!)
Tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim vẫn trước sau là lý do khiến bệnh tim mạch đứng đầu trên bản tỷ lệ tử vong. Phía sau hai căn bệnh đó rất thường khi là bàn tay phá hoại ngấm ngầm của bệnh huyết áp cao. Làm sao để huyết áp tuy thay đổi theo nhịp sinh học nhưng đừng thái quá là biện pháp đơn giản để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng. Máu chảy trong mạch cũng như trên đường đời. Có lúc phải gặp chỗ kẹt. Khéo hay vụng chính ở chỗ đừng để anh hùng chết ở lỗ chân trâu. Muốn vậy phải biết giờ nào không mấy hạp với hệ tuần hoàn để tránh voi chẳng hổ mặt nào. Nhiều khi nhờ hiểu chút ít về chữ Thời mà khỏi gặp thầy thuốc.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH TIM MẠCH:
1. NHỒI MÁU CƠ TIM, đáp án nằm NGOÀI bệnh viện.
Xem tại:https://bit.ly/2FGpvoe
2. KEO nào DÁN MỠ vào THÀNH MẠCH?
Xem tại:https://bit.ly/2DG79RH
3. Hễ NGHẼN mau NGHẸT!
Xem tại:https://bit.ly/2RecWlh
4. ĐỪNG quên cho TIM NGHỈ mệt NỬA GIỜ.
Xem tại:https://bit.ly/2S7XSFQ
5. TIẾC chi 15 PHÚT phù du?!
Xem tại: https://bit.ly/2r6lbEu
6. DĨ ĐẠM TRỊ ĐẠM.
Xem tại: https://bit.ly/2DL9pHp