Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG?

(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)

Theo thống kê cuối thập niên vừa qua, ở Hoa Kỳ đang có không dưới 20% dân số là nạn nhân của bệnh khớp! Không lạ gì nếu đau khớp là lý do hàng đầu khiến nạn nhân dù thủng hầu bao vẫn phải cắn răng gõ cửa phòng khám! Nếu chi phí điều trị do hậu quả dây dưa của bệnh khớp là nguyên nhân hao hụt ngân sách ngành y tế ở châu Âu thì khỏi cần dông dài cũng thừa hiểu bệnh khớp đang và sẽ tiếp tục là nỗi khổ thế nào của người bệnh xứ mình!

 
 

Theo báo cáo của liên đoàn bảo hiểm y tế ở CHLB Đức, phần lớn số bệnh nhân đến phòng khám là vì đau khớp lớn như khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng! Theo chuyên gia ngành chấn thương chỉnh hình bên đó, cơn đau phát sinh thường vì đa số nạn nhân hoặc quá hấp tấp thay đổi tư thế trong cuộc sống tất bật, hoặc do thao tác thái quá khi thể dục thể thao. Nhưng nếu nghĩ chỉ vì gặp ngày xui xẻo thì sai! Chấn thương trên thực tế là giọt nước tràn ly ở người có khớp trước đó phần nào đã viêm, ít nhiều đã có biểu hiện thoái hóa vì mòn sụn khớp, vì loãng đầu xương, vì thoát vị đĩa đệm … Hình ảnh này càng rõ nét hơn nữa ở đối tượng béo phì sau tuổi 50 lại thêm quá ít vận động vì đóng đinh bàn tọa sau bàn viết, hay trước máy truyền hình cả chục giờ mỗi ngày, hoặc cả hai!

Điểm éo le khiến bệnh khớp đã từ nhiều thập niên có mặt trong danh sách top ten của bệnh thời đại theo xếp loại của Tổ Chức Y Tế Thế Giới là vì thầy thuốc tuy không thiếu thuốc giảm đau đặc hiệu nhưng vẫn không thể cầm chân căn bệnh! Lý do rất đơn giản vì thuốc giảm đau, cho dù thuốc có tác dụng trước mắt, không ngăn chặn được di chứng cứng khớp do hiện tượng thoái hóa khớpthiếu dịch khớp, vì mòn mặt khớp, vì sụn khớp bị hủy hoại … Nếu không có biện pháp chủ động phục hồi cấu trúc của khớp, thay vì chỉ đau đâu chữa đấy, thoái hóa khớp sớm muộn cũng xuất hiện song song với tuổi đời, tùy theo mức độ lao tâm lao lực, tùy theo tư thế sai lệch trong công việc thường ngày của nạn nhân.

Khỏi cần phải đợi đến tai nạn giao thông, khỏi dông dài cũng hiểu điểm nào trong bộ xương nếu chịu áp lực thái quá của sức nặng cơ thể tất nhiên dễ bị chấn thương. Khớp nói chung, lớn nhỏ cũng thế, đều có cấu trúc tương đối vững chắc nhờ gân bao tứ phía, trên dưới trong ngoài, nhưng vẫn khó tránh đau khớp đến độ nhiều khi nạn nhân la làng vì tưởng … gãy xương! Điểm éo le là mỗi dây gân khớp phải gánh từ vài chục đến cả trăm Kg nếu gặp áp lực theo đúng chiều từ trên xuống dưới nhưng không ăn khớp với trục cơ thể học riêng biệt của từng khớp. Khớp khi đó do vận động xoáy trộn ốc tuy đẹp mắt của gia chủ nhưng ngăn bệnh vì trật chìa! Với người ngồi xuống đứng lên quá nhanh, toàn bộ các khớp định vị từ thắt lưng trở xuống, từ cột sống thắt lưng xuống đến khớp bàn chân chẳng khác nào trúng ngay búa tạ bổ đầu xương! Ngày nào cũng trên đe dưới búa, sụn khớp nào không mòn, đầu xương nào không mẻ?!

Có một điều rõ ràng. Khớp, ngay cả khớp nhỏ như khớp ngón tay ngón chân, vốn có cấu trức vững chắc. Khớp không vô cớ bỗng đau, bỗng viêm tấy, bỗng mọc gai đâu đó rồi thoái hóa biến dạng đủ kiểu khiến cử động từ đó bị giới hạn tùy mức độ cứng khớp. Khớp không thể méo mó, nơi cần dày hóa mỏng, nơi nên mỏng bỗng dày nếu:
Mặt khớp đừng bị viêm tấy quá thường
Đầu xương không bị xói mòn do thiếu dưỡng chất
Mặt trong bao khớp không trơn láng vì thiếu mô liên kết
Mặt ngoài bao khớp mất tính dẻo dai vì thiếu sợi keo collagen
Sụn khớp hao mòn nên khớp lệch trục
Thiếu dịch khớp để độn cho êm giữa 2 đầu xương

Vấn đề chưa dừng lại ở đó! Vì phải chịu sức nặng của cơ thể, ngay cả trong tư thế nằm, nên chấn thương khớp vừa khó chữa, vừa lâu lành. Thay vì được hướng dẫn thao tác vật lý trị liệu song song với việc áp dụng hoạt chất sinh học để phục hồi chức năng vận động của khớp, tình trạng này càng rõ nét hơn nữa ở người chỉ trông mong vào thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm mặc dầu phản ứng phụ khó tránh của hóa chất tổng hợp là mòn xương! Đây chính là điểm quyết định khiến đau khớp, dù do nguyên nhân nào cũng thế, là đòn bẩy dẫn đến thoái hóa khớp. Cứng khớp khi đó chỉ còn là chuyện không chóng thì chầy!, nhất là khi gia chủ trước đó và sau khi đau khớp vẫn xem thể dục thể thao là chuyện của … hàng xóm!

Nếu không thể che kín mọi khe hở thì cách tốt nhất là bọc lót điểm nào yếu nhất. Chuyên gia ngành y học thể thao ở đại học Vienne sau công trình nghiên cứu kéo dài hàng chục năm đã quả quyết có thể ngăn chặn thoái hóa khớp không mấy khó nếu cả thầy lẫn trò đừng quên chung tay:

  • Liên tục bảo vệ mặt khớp trước độc chất oxy hóa sản sinh trong cuộc sống thừa stress!
  • Phục hồi sụn khớp theo kiểu ngày nào cũng bù đắp, không cần nhiều nhưng đều đặn, thay vì đợi mòn nhẵn mới chạy … thuốc!
  • Tích cực ngăn chặn phản ứng xói mòn mô xương dưới sụn, thay vì lạm dụng thuốc giảm đau để rồi chính thuốc rút ruột mô xương!

Xài hoài tất nhiên phải chịu hao mòn. Nhưng mặt khác, càng bình chân như vại khớp càng mau trở thành yếu điểm vì khớp chỉ nhận được dưỡng chất trong bao khớp nếu có tín hiệu từ rung động của võ xương. Nói cách khác, càng ít nhúc nhích xương càng mau loãng, khớp càng mau hư! Muốn tránh cảnh gia chủ chưa già nhưng cử động chẳng khác nào phế nhân, không thể trông mong vào liệu pháp đơn điệu theo kiễu giảm đau cầm canh đợi ngày hư khớp!

Trước đây, thầy thuốc đặt nặng quan điểm muốn ngừa bệnh khớp thì bao khớp phải đủ chất nhờn để độn giữa hai đầu xương. Đúng, nhưng được vậy vẫn chưa đủ vì đồng thời cũng cần bảo vệ mặt khớp trước tác dụng xói mòn của độc chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm, trong dược phẩm bị lạm dụng, trong thực phẩm không vệ sinh … Khớp sở dĩ bị thoái hóa quá nhanh là vì cơ thể thường thiếu hụt hoạt chất thuộc nhóm kháng oxy-hóa, như tiền sinh tố A, sinh tố E, C và khoáng tố vi lượng như selen, kẽm, crôm, mangan … Nhưng cho dù có bổ sung các hoạt chất nêu trên thì vẫn là giải pháp thụ động theo kiểu thiếu gì bù nấy. Song song với tuổi đời khớp phải yếu vì sụn khớp cách mấy cũng bị bào mòn. Có khác chỉ khác ở điểm kẻ nhiều người ít tùy theo mức độ có qua có lại với xương khớp, thay vì vắt chanh chưa kịp bỏ vỏ đã cạn nước!

Khớp bệnh phải đau. Nạn nhân tất nhiên không thể cắn răng chịu đau khi còn phải kéo cày kiếm chén cơm manh áo. Bệnh nhân vì thế phải được điều trị bằng thuốc giảm đau cho dù ngay cả thầy thuốc cũng rõ là phản ứng phụ sớm muộn cũng gõ cửa. Biện pháp chủ động để khớp tuy đau nhưng lâu già vì thế phải tập trung vào mục tiêu bảo vệ sụn khớp khi chưa mòn và phục hồi cho mau khi đã mòn. May cho người bệnh là thầy thuốc, sau nhiều công trình nghiên cứu, nay đã có trong tay hoạt chất sinh học đúng nghĩa “ăn đồng chia đều” với hệ vận động là Omega. Tác dụng của bộ ba Omega tất nhiên càng tối ưu hơn nữa nếu được hỗ trợ từ tác dụng cộng hưởng của từ nhiều năm không ngừng cổ động cho việc áp dụng hoạt chất thiên nhiên để bảo vệ cấu trúc của khớp, như:
Chất giảm đau sinh học trong dược thảo, như nhũ hương, thay vì nhồi thêm hóa chất tổng hợp vào cơ thể vừa đau vừa mệt.
Chondroitin giúp khớp bền vững trước áp lực của vận động thái quá chẳng hạn khi chơi thể thao, khi lao động nặng, khi thừa cân …, nhờ tác dụng bảo vệ cấu trúc của sụn khớp.
Men kháng viêm như bromalin trong trái thơm để trung hòa phản ứng viêm tấy dễ phát sinh trong khớp do tác hại của chất oxy-hóa nội sinh cũng như ngoại lai.
Tác chất chống xơ cứng bao khớp, như curcumin trong nghệ.

Nhiêu khê hơn nữa là phản ứng phụ của thuốc đặc hiệu trên đường tiêu hóa, lâu dài trên chức năng giải độc của gan, trên khả năng tạo huyết của tủy xương … khi dùng dài lâu trong khi liệu trình bó buộc phải kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng. Trong nhiều trường hợp thầy thuốc cho dù có mát tay cách mấy vẫn đành bó tay vì ngay khi liệu pháp ít nhiều đã có hiệu quả lại phải ngưng vì bệnh nhân thêm đau … bao tử ! Gián đoạn điều trị trong bệnh khớp lại chẳng khác nào mở cửa mời thoái hóa khớp vào nhà xơi cỗ!

Không ai vui gì khi người muốn đi một đằng nhưng khớp vẹo nẻo khác. Muốn duy trì chức năng vận động của khớp nhưng chỉ chịu chữa bệnh khớp khi khớp đã đau là hạ sách vì thường quá trễ! Trái lại, bảo vệ khớp khi khớp còn khỏe bằng hoạt chất sinh học chính là biện pháp vừa an toàn vừa hiệu quả để người tuy cao tuổi nhưng khớp xài hoài vẫn dẻo, khớp dùng nhiều vẫn dai.? Vừa chêm, vừa lót, không có cách nào khéo hơn! Hoạt chất nào gãi đúng chỗ ngứa cho khớp? Còn ai trồng khoai đất này cho bằng Sachi, vua của các loại hạt! Vốn ít lời nhiều, còn muốn gì hơn?!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉
👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH  “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1.  Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại:  https://bit.ly/3gFpSzQ
2.  Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại:  https://bit.ly/3xxtmd6
3.  GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA!  Xem tại:  https://bit.ly/35Ddydd
4.  TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO?  Xem tại:  https://bit.ly/3zGVEUC
5.  Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6.  Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại:  https://bit.ly/2XwIKu8
7.  Hồng nhan nào phải đa truân!  Xem tại:  https://bit.ly/30CmrnP
8.  Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
9.  Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại? Xem tại:  https://bit.ly/3DU3SKn
10.  Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại:  https://bit.ly/3lVKbLW
11.  Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua! Xem tại:  https://bit.ly/3G3MyEA
12.  Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!  Xem tại:  https://bit.ly/3G3MWTy
13.  VU LAN nào chỉ một ngày!  Xem tại:  https://bit.ly/3pipjRa
14.  HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC?  Xem tại:  https://bit.ly/3DX0Chb

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay