Khó CĂNG Nếu… NHÃO!
(Biên soạn bởi Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng)
Báo cáo thường niên của các hãng bảo hiểm ở châu Âu cho thấy chỉ 30% giới làm việc trí óc tham gia hoạt động thể dục thể thao. Tỷ lệ này rõ ràng càng lúc càng thấp nếu so sánh dữ liệu trong 5 năm vừa qua. Theo kết quả thống kê của học viện nghiên cứu về bệnh cột sống ở Berlin, phần lớn các ông từ tuổi trung niên không hăng hái với chuyện vận động trên thao trường nếu so sánh với nhóm đối chứng thuộc phái yếu cùng độ tuổi. Cũng theo chuyên gia ở trung tâm này, chính vì thế mà nhiều căn bệnh do thoái hóa và biến dạng khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống là bệnh lý phổ biến ở nam giới từ tuổi 50. Không quá khó hiểu vì ngồi quá yên là lý do khiến đầu xương không thể hấp thu dưỡng chất, khiến bao khớp bị viêm tấy vì phế phẩm không được vận chuyển, khiến sụn khớp bị bào mòn dưới áp lực của tư thế bất động.
Nhưng nếu tưởng khớp đau chỉ vì làm biếng thì lầm. Nhiều ông sở dĩ thích ngồi yên là vì bắp thịt dễ mỏi, vì bắp thịt mất độ săn chắc như lúc chàng mới vừa đôi mươi, ba mươi. Lý do là vì tiến trình tổng hợp nội tiết tố nam tính testosteron tự động giảm năng suất từ tuổi 40 với vận tốc thay đổi tùy theo nếp sinh hoạt của gia chủ mất cân đối đến thế nào giữa nghỉ ngơi và lao động?, tùy theo chế độ dinh dưỡng của nạn nhân cung cấp đầy đủ dưỡng chất chống lão hóa hay chỉ toàn độc chất từ thịt mỡ, rượu bia, thuốc lá?
Chuyện vẫn chưa hết éo le. Càng thiếu testosterone bắp thịt càng mềm, kể cả phần mang biểu tượng của đàn ông. Nạn nhân vì thế ít muốn vận động, kể cả thao tác chứng minh “đích thực đàn ông”. Càng ít vận động testosterone càng dễ bị phong bế. Vòng lẩn quẩn cứ thế xoay tròn đến nhão bắp thịt! Khi đó không lạ gì nếu bắp thịt cần dùng khi trăng sáng vườn chè cũng lười vận động. Máy tốt cách mấy vẫn rỉ sét dễ dàng nếu không xài.
Vấn đề vẫn chưa dừng lại ở nỗi khổ khó nói. Thống kê cho thấy tỷ lệ vướng bệnh tiểu đường tăng rất nhanh ở nhóm đối tượng nam giới mấp mé tuổi về hưu. Điểm cốt lõi lại không gắn liền với chế độ dinh dưỡng của nạn nhân. Bằng chứng là nhiều người cử ngọt kỹ càng nhưng vẫn bị bệnh! Bên cạnh tác hại khó tránh của stress vì công việc, vì áp lực của thời điểm về hưu, vì cảm giác chiến mã dạo sau này không kham nổi đường dài…, khiến tụy tạng mau kiệt lực, nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy mối liên hệ giữa testosteron và lượng đường trong máu. Muốn hạ đường huyết sau bữa ăn chất đường cần được huy động vào bắp thịt, càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng hay. Người muốn tránh bệnh tiểu đường vì thế cần khối lượng cơ bắp để đốt cho hết chất đường. Thiếu dung tích của bắp thịt thì dù ăn ít ngọt nhưng đường vẫn cao vì ở lại trong máu quá lâu do kẹt ở đầu ra! Khổ hơn nữa là lượng đường trong máu càng dao động thất thường, bắp thịt càng mau thoái hóa. Trục trặc cứ thế tiếp tục để bệnh tiểu đường sớm muộn không mời cũng đến.
Phân tích nêu trên cho thấy nếu có cách nào để điều chỉnh tiến trình suy giảm testosterone bằng cách tác động hài hòa trên trục tuyến yên – tinh hoàn, chẳng hạn với hoạt chất sinh học để an toàn khi dùng dài lâu, thì đó là biện pháp “nhiều trong một” vì vừa hỗ trợ hệ cơ khớp, vừa ổn định đường huyết để nam nhân nhờ đó hăng hái, trong văn phòng, ngoài bãi tập và ngay cả lúc lên giường. Đó là lý do tại sao thầy thuốc ở Anh, Mã Lai… đã chấm điểm cao cho Euricomia longifolia sau khi nghiên cứu chi li về cây thuốc này.
Căn bệnh nào không lây lan nhưng đang phát tán khắp nơi với vận tốc vượt xa dự kiến của ngành y? Căn bệnh nào thậm chí mang tên là cơn đại dịch của thế kỷ theo cảnh báo của tổ chức Y Tế Thế Giới? Đáng lo là phải vì con số chính thức chỉ phản ánh phần nổi của một tảng băng rất sâu. Đáng sợ là phải vì số người đang là miếng mồi ngon của bệnh này cao gấp nhiều lần số bệnh nhân đã được phát hiện. Đáng tiếc vì giải pháp không quá xa tầm tay nếu thầy thuốc và bệnh nhân đồng lòng áp dụng kinh nghiệm của y học dân gian nhưng dưới lăng kinh của y học hiện đại.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.