Làm sao tiếp tay TỤY TẠNG?

(Biên soạn bởi Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng)

Trước đây người ta vẫn tưởng bệnh tiểu đường là tình trạng bất khả kháng do thiếu nội tiết tố insulin của tụy tạng vì cơ quan này:

  • Hoặc kiệt lực sau nhiều ngày gắng sức do gia chủ quá mạnh miệng với chất đường,
  • Hoặc cạn sức do phải liên tục đối đầu với tình huống căng thẳng của cuộc sống của chủ nhân,
  • Hoặc tạm ngừng sản xuất vì một cú “sốc” nào đó trong nghề nghiệp, trong gia đình…

Chính vì thế, nguyên tắc điều trị trong bệnh tiểu đường là tiếp tế chất insulin bằng cách tiêm, như với bệnh nhân thuộc nhóm I, hay uống thuốc có tác dụng tương tự insulin, như với người bệnh thuộc nhóm 2. Có một điểm chung. Đó là dùng cách nào thì tụy tạng cũng đóng vai nằm yên chờ sung rụng.

Gần đây, chuyên gia về bệnh tiểu đường đã khám phá là trong nhiều trường hợp, nội tiết tố insulin không thiếu mà chỉ bị phong bế hoạt tính. Do đó, thật đáng tiếc nếu chữa bệnh trên tinh thần bù lỗ, thay vì đánh thức tiềm năng của tụy tạng để cơ quan này ra sân vào hiệp hai với phong cách thi đấu mới hiệu quả hơn.
 

(Bạn có biết: TẢO SPIRULINA là thực phẩm TRỌNG YẾU trong BỆNH TIỂU ĐƯỜNG!)


Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy có thể cải thiện hoạt tính của insulin nếu biết cách áp dụng một số hoạt chất thiên nhiên như:
  • Quế: Tác dụng ổn định đường huyết của quế đã được chứng minh khi dùng mỗi ngày 500 mg đến 1g bột quế.
  • Kẽm: Không chỉ yểm trợ sức đề kháng và giúp làm lành vết thương, kẽm còn có tác dụng hỗ trợ thuốc hạ đường huyết. Bên cạnh mễ cốc, bữa ăn có hải sản như chem chép, nghêu, sò… 1-2 lần trong tuần nên có trên bàn ăn của người bệnh tiểu đường.
  • Sinh tố B1: Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Mannheim, CHLB Đức, sinh tố B1, không cần liều cao, chẳng hạn 50mg mỗi ngày, rõ ràng vừa có tác dụng ngăn ngừa các chứng đau nhức thần kinh trong bệnh tiểu đường, vừa kéo dài tác dụng của thuốc hạ đường huyết.
  • Chất màu trong mễ cốc: Cũng theo thầy thuốc ở Đức, nhiều chất màu thuộc nhóm anthocyanin trong vỏ các loại đậu có khả năng hưng phấn hoạt tính của insulin. Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, càng nhiều màu càng tốt, là món ăn nên thuốc cho người bệnh tiểu đường, tất nhiên không để nấu… chè!

Chữa bệnh tiểu đường chẳng khác cách dùng người. Khéo chính ở chỗ làm sao huy động niềm hứng thú của người cộng tác. Thay vì xem thường tụy tạng, vực dậy mới hay.

Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.


==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.


MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG:

1.  Vì sao LƯỠNG ĐẦU THỌ ĐỊCH?  Xem tại: https://tinyurl.com/yadarqar

2.  Bớt đường nhờ biết cách LÓT ĐƯỜNG.  Xem tại: https://tinyurl.com/yamw7m9l

3.  ĂN sao cho ĐÚNG?  Xem tại: https://tinyurl.com/ya6b5xwr

4.  Chữ “ĐỘNG” trong bệnh tiểu đường.  Xem tại: https://tinyurl.com/y9nbo888

5.  Làm sao ỔN ĐỊNH dường huyết?  Xem tại: https://tinyurl.com/yddmupwk

6.  Vì sao phải BẢO VỆ VI MẠCH trong bệnh tiểu đường?  Xem tại: https://tinyurl.com/y7m4a727

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay