Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!

(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)

Trong bối cảnh của cuộc sống “không căng thẳng không về” quả thật không dễ đêm nào đặt lưng cũng ngáy o o. Nhưng nếu tưởng chỉ vì quá xì-trét nên đêm biến thành ngày thì tuy đúng cho giới trẻ nhưng thiếu sót đậm đà nếu bàn về người cao tuổi! Nhiều bà sau độ tuổi mãn kinh, nhiều ông bước vào đại hạn “hậu mãn dục nam” là nạn nhân của một tình trạng nghịch lý khi muốn chợp mắt quên đời. Đó là tuy không khó bắt trớn vào giấc ngủ, thậm chí nhiều khi dễ ngủ là khác, nhưng chưa quá canh hai bỗng thức giấc, dù không ai ngắt véo, rồi trăn trở đến sáng! Éo le là khi sắp ngủ lại là lúc phải ngồi dậy vì nhiều việc của ngày mới đang chờ xử lý, vì ai nấy quanh mình đã thức, không lẽ ta đây lại … nướng?! Hậu quả là nạn nhân sáng nào cũng mệt mỏi, cứ như đã kéo cày suốt đêm. Tuy nhiều người vẫn có thể ngày qua ngày ‘cuốn theo chiều gió” nhưng cách mấy thì ly nước sớm muộn cũng đến lúc phải tràn vì giọt nước nào đó không đâu.

 
 

Theo lời khuyên của các chuyên gia về giấc ngủ, không nên xem thường rối loạn chất lượng của giấc ngủ của ông bà, cha mẹ nếu trục trặc xảy ra hơn 3 lần trong tuần, Nếu cứ thế kéo dài hơn một tháng phải nhanh chân gõ cửa thầy thuốc để tầm soát nguyên nhân và được điều trị đúng bài bản. Sở dĩ phải phân biệt rõ ràng như thế vì nhiều cụ ông, cụ bà nếu thường khi trao tráo suốt đêm thường tự mình chạy thuốc theo quảng cáo đường mật, thay vì nhờ con cháu tìm thầy mát tay!

Mất ngủ theo kiểu đang ngon trớn bỗng gãy gánh giữa đường thường là hậu quả của một căn bệnh nào đó, như bệnh tim, bệnh thận … Nhưng trong nhiều trường họp mất ngủ, như vừa mô tả, lại không do bệnh mà chỉ là hệ quả rất bình thường, dù là với người bệnh thì bất thường, trong một giai đoạn muốn tránh cũng không được của người bước vào giai đoạn được cung kính chào …cụ!

Vì tác động, nói đúng hơn do rối loạn dẫn truyền thần kinh của trung khu điều hành giấc ngủ nên chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể người cao tuổi khó tránh chạy trật giờ theo kiểu lúc thì quá trễ, khi lại quá sớm. Não bộ do đó ghi nhận đêm dài vừa không lắm mộng, vừa vỏn vẹn chỉ còn mấy tiếng đồng hồ! Nạn nhân bị đánh thức lúc nửa đêm vì hệ thần kinh bị áp đặt là trời đã sáng dù gà chưa cất tiếng đón rạng đông. Đã vậy, dù muốn, dù thèm, vẫn không dễ dỗ lại giấc ngủ vì trung khu điều hành rất ngoan cố, hễ lỡ nói không là không, dù là nói trật! Khỏi dông dài cũng hiểu chất lượng tư duy và sức đề kháng lao đao đến thế nào do gia chủ vốn trong độ tuổi đã yếu pin càng mau hết pin vì ngủ không đủ, không sâu, không đúng lúc!

Người mất ngủ tất nhiên có khuynh hướng dùng thuốc an thần vì mấy ai chịu đời cho thấu! Nhưng nếu giải pháp chỉ đơn giản như thế thì đỡ biết mấy! Bên cạnh chuyện lệ thuộc thuốc, nghĩa là càng dùng càng mau tăng ‘đô”, nạn nhân đồng thời khó tránh đau lòng xót dạ vì …tiền thuốc! Liên minh y sĩ đoàn ở châu Âu dựa vào nhiều công trình nghiên cứu đáng tin cậy trong thập niên gần đây đã đồng thanh báo động là người dùng thuốc ngủ quá thường, chưa kể chi đến chuyện phân liệt cá tính, là đối tượng dễ đột tử vì nhồi máu cơ tim, dễ đột quỵ do tai biến mạch máu não hơn người đêm về không cần mua thuốc độc! Chữa mất ngủ mà quên điều chỉnh rối loạn dẫn truyền của hệ thần kinh ngày bước vào giai đoạn lão hóa chẳng khác nào muốn giải tỏa kẹt xe mà không giải quyết cho xong cầu đường. Thay vì quá nhanh chân chạy thuốc an thần để gây mê hệ thần kinh, nạn nhân mất ngủ nên bình tĩnh tìm nhà điều trị đặt nặng giá trị của hoạt chất sinh học có tác dụng thư giãn thần kinh. Bằng chứng là, cũng theo kết quả nghiên cứu hẳn hoi, không dưới 60% thành viên của “câu lạc bộ 4T” (trao tráo trăn trở) có thể tìm lại giấc ngủ yên bình tương đối không mấy khó sau khi được điều trị bằng hoạt chất có tác dụng bọc lót dây thần kinh để đừng chập điện khi bật công tắc, vừa ổn định dẫn truyền thần để kích ứng về đến điểm rơi. Hiệu năng an thần, nghĩa là tinh thần bình an, tuy phần nào hòa hoãn nhưng chắc chắn có lợi điểm là hầu như không vướng phản ứng phụ, nếu so sánh với thuốc hóa chất tổng hợp thấy vậy không phải vậy.

Ít ai bước vào tuổi về hưu mà vui! Dễ hiểu vì bà mãn kinh, ông mãn dục khó tránh nỗi buồn khó nói vì:

  • Mặc cảm “hết đường ăn thua” vì tâm thân không còn linh hoạt như trước lại thêm ngoại hình khó tránh trật vài đường cong do lượng mỡ thừa có khuynh hướng tích tụ trật chỗ ở bụng ở đùi… trong khi nếp nhăn trên mặt không mời lại đóng khung trên gương mặt!
  • Khó tránh không vướng căn bệnh nào đó từ tuổi trung niên, chẳng hạn tiểu đường, cao huyết áp, thấp khớp…, với hậu quả là cho dù có may mắn không cô độc trên đường vẫn thấy … cô đơn khi đến thầy thuốc! Đã vậy, trầm uất càng mau chân hơn nữa do phản ứng phụ của thuốc hạ đường huyết, hạ huyết áp, an thần… khi dùng dài lâu và phải dùng lâu dài!
  • Chuyện phòng the cách mấy cũng trục trặc vì khô khan là tiếng kép. Hễ khô sớm muộn cũng khan! Buồn bực cũng là tiếng kép. Éo le chính ở điểm gặp chuyện càng khó nói, càng dễ bực, càng mau … buồn!

Sai cả cây số nếu tưởng ngủ vùi như mê giúp thức dậy hết buồn. Trái lại là khác! Tất nhiên phải dùng thuốc an thần hóa chất tổng hợp trong trường hợp cấp bách, chẳng đặng đừng để trấn an nạn nhân trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, cho dù thầy thuốc đã biết từ lâu là thuốc an thần không hữu dụng là bao trong điều trị mất ngủ của người hậu mãn kinh, hậu mãn dục. Đáng tiếc vì kết quả của nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng thực hiện đại trà trong các nhà dưỡng lão ở châu Âu cho thấy mục tiêu thư giãn thần kinh không quá xa tầm tay để “nạn nhân” tìm lại giấc ngủ yên bình đúng nhịp sinh học nếu biết cách vận dụng hoạt chất thiên nhiên với tác dụng:

  • Hưng phấn tiến trình tổng hợp acetylcholine, hoạt chất cần thiết để bảo vệ cấu trúc của dây thần kinh và qua đó phục hồi chức năng tư duy của não bộ, đặc biệt là trí nhớ.
  • Tái lập quân bình trên hệ thần kinh giao cảm để qua đó ổn định dẫn truyền thần kinh trên đường công tác từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.

Hoạt chất nào có tác dụng 2 mặt giáp công cứ như gãi đúng chỗ ngứa của trung tâm điều hành giấc ngủ:

  1.  3-Omega
  2.  6-Omega
  3.  9-Omega
  4.  Cả 3 câu trên chưa đúng
    Đáp án ăn điểm là câu 4 vì công năng an thần dưỡng não là tác dụng hỗ tương cộng hưởng của 3 + 6 + 9 = ăn được, ngủ được là … tiên trên đời!

BẠN CÓ BIẾT?

  • Kết quả thống kê 300 bệnh án lão khoa ở Trung Tâm Oxy Cao Áp Tp. HCM, cho thấy 70% bệnh nhân mất ngủ vì trầm uất ghi nhận dấu hiệu bớt đau đầu, ít buồn chánngủ ngon sau 4 tuần được tiếp hơi với Omega 3,6,9 trong dầu béo hạt Sachi.

Có cần thiết phải giết gà bằng dao mổ trâu? Có nhất thiết phải nhồi ngay thuốc ngủ để sống kiếp mơ mơ màng màng? Tại sao không bọc lót toàn bộ hệ thần kinh để máy tuy cũ nhưng vẫn vận hành gần như máy mới? Câu trả lời xin dành cho độc giả!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉
👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH  “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1.  Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại:  https://bit.ly/3gFpSzQ
2.  Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại:  https://bit.ly/3xxtmd6
3.  GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA!  Xem tại:  https://bit.ly/35Ddydd
4.  TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO?  Xem tại:  https://bit.ly/3zGVEUC
5.  Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6.  Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG? Xem tại: https://bit.ly/3vvB9ss
7.  Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại:  https://bit.ly/2XwIKu8
8.  Hồng nhan nào phải đa truân!  Xem tại:  https://bit.ly/30CmrnP
9.  Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
10.  Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại? Xem tại:  https://bit.ly/3DU3SKn
11.  Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại:  https://bit.ly/3lVKbLW
12.  Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua! Xem tại:  https://bit.ly/3G3MyEA
13.  VU LAN nào chỉ một ngày!  Xem tại:  https://bit.ly/3pipjRa
14.  HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC?  Xem tại:  https://bit.ly/3DX0Chb

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay