Ngã BỆNH vì quên UỐNG NƯỚC!
Vấn đề không chỉ khoanh vùng trong chuyện tiểu đêm. Nhịn uống thậm chí tai hại đủ điều là vì:
– Thuốc nào đang dùng đều không thể triển khai tác dụng như mong muốn nếu cơ thể thiếu nước. Bệnh nào cũng dễ trở nặng nếu thuốc không gặp nước!
– Riêng với người bệnh tiểu đường, nhịn uống vì sợ tiểu nhiều là biện pháp hoàn toàn vô ích vì chỉ khiến đường huyết dao động. Bàng quang vì thế cũng phản ứng lung tung, mới co lại thắt!
– Thiếu nước do uống không đủ sớm muộn cũng kéo theo rối loạn nhiều chất điện giải, trong số đó hàng đầu là kali. Người nhịn uống vì thế dễ bị táo bón, vọp bẻ, mất ngủ… Không ngủ được ắt táy máy sao đó. Bàng quang cũng thế mà thôi.
– Thiếu nước thì nhiều loại độc chất, như acid uric ở người mạnh miệng với rượu thịt, creatinin ở bệnh nhân viêm thận mãn có cơ hội tích lũy. Nhiều người tuy uống đủ thuốc, uống đúng thuốc, tuy kiêng cử khắt khe nhưng càng lúc càng mệt chẳng qua vì… thiếu nước! Bằng chứng là nhiều phác đồ điều trị trước đó không hiệu quả bỗng trở nên công hiệu, người bệnh đang mệt đừ bỗng khỏe re sau khi được điều chỉnh nước và chất điện giải.
– Quan trọng hơn hết là định kiến sai lầm của nhiều nạn nhân. Tiểu đêm không hẳn là do uống nhiều nước vào buổi tối. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân là do bàng quang bị kích ứng trong đêm vì rối loạn dẫn truyền thần kinh sau một ngày dài thiếu nước. Bằng chứng là nhiều người bớt tiểu đêm thấy rõ sau khi uống nước trong ngày cho đủ, nhất là trong giờ lao động, ngay sau lúc đổ mồ hôi. Ngược lại, tình trạng đêm nào cũng làm phiền hàng xóm vì xả nước nhiều lần càng rõ nét ở người tuy uống đủ nước theo kiểu cả ly cối nhưng ngày chỉ hai lần, trước khi ra cửa và sau khi về nhà! Uống nước cũng như làm từ thiện, không cần nhiều nhưng đều.
Đúng là không nên uống nước quá nhiều trong buổi tối nếu không có nhu cầu lao động. Nhưng cố gắng giới hạn lượng nước uống trong ngày để mong đừng tiểu đêm thì sai. Trái lại, nên lưu ý:
• uống nước cho đủ, tối thiểu hai lít nước trong khoảng 8 giờ đến 18 giờ mỗi ngày.
• uống tối thiểu 200ml nước mỗi khi uống thuốc.
• giảm lượng nước uống sau bữa ăn chiều nếu sợ tiểu đêm. Giảm khác xa với ngưng!
• uống nước mỗi lần không cần nhiều, nhưng chia đều trong ngày. Đừng đợi đến khát nước mới uống. Cảm giác khát cho thấy tế bào trước đó đã thiếu nước và chất điện giải
Tuy ăn uống là tiếng kép nhưng uống thậm chí quan trọng hơn ăn. Nếu nước chiếm không dưới ¾ tổng lượng và hiện diện trong mọi ngỏ ngách của cơ thể thì nước đương nhiên là điều kiện cơ bản để duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Tế bào, đơn vị của sự sống, không nên thiếu nước trong mọi thời điểm, ngay cả trong lúc ngủ! Cơ thể một khi thiếu nước trầm trọng thì cho dù có trong tay thuốc thánh cũng bằng không!
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng.
👉 👉 Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để có nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ DINH DƯỠNG:
1. HẠT nào là VUA? Xem tại: https://bit.ly/3oGNZQS
2. MÀU nào nên THUỐC trên BÀN ĂN?. Xem tại: https://bit.ly/3ovLQaP
3. Nỗi lòng Đắt Kỷ! Xem tại: https://bit.ly/3oyJBU3
4. Thuốc TỐT cũng phải ĐÚNG LIỀU LƯỢNG! xem tại: https://bit.ly/3hD5twm
5. Nhờ ĐẬU NÀNH dưỡng NÃO! Xem tại: https://bit.ly/3f1YQla
6. Xin thêm chút MUỐI! Xem tại: https://bit.ly/3yrkebA
7. Thuốc tốt “made in vùng BIỂN”. Xem tại: https://bit.ly/2Sb5zAg
8. Ai nên ăn CHÁO ĐẬU XANH? Xem tại: https://bit.ly/3bGkObo
9. Làm sao DƯ SỨC QUA CẦU? Xem tại: https://bit.ly/33XUwNC
10. ĂN sao cho ÍT GẶP THẦY THUỐC? Xem tại: https://bit.ly/3wh0jdl
11. Chén CƠM cũng là DAO HAI LƯỠI! Xem tại: https://bit.ly/3v1yNA9
12. ĐỪNG QUÊN ĂN SÁNG! Xem tại: https://bit.ly/3wlxuMG
13. Bên TRỌNG bên KHINH mới KHỎE! Xem tại: https://bit.ly/3fq0Lz8
14. Giản đơn như hạt ĐẬU. Xem tại: https://bit.ly/2S7rKaG
15. Thêm NẤM bớt THUỐC. Xem tại: https://bit.ly/3byNwuX
16. Tại sao nên thỉnh thoảng NHỊN ĂN VÀI BỮA? Xem tại: https://bit.ly/2RwnQIn