NHỒI MÁU CƠ TIM, đáp án nằm NGOÀI bệnh viện
Trong khi ngành y hãnh diện với nhiều tiến bộ nhảy vọt về kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị, bệnh tim mạch vẫn tiếp tục đứng đầu về tỷ lệ tử vong. Cho dù cả thế giới náo động vì cơn dịch H1N1, con số tử vong vì siêu vi cảm cúm trên thực tế quả thật không thấm vào đâu nếu so với số nạn nhân bỏ cuộc mỗi đêm vì thuyên tắt mạch vành!
Không tắt mới lạ!
Mạch máu không thể vô cớ bỗng tắt nghẽn. Nếu thành mạch máu không xơ vữa khiến chất béo, chất vôi, huyết cầu… có chỗ bám cứng, nếu mạch máu không co thắt liên hồi, chẳng hạn vì cảm xúc thái quá trong bối cảnh cuộc sống ngày nào cũng căng thẳng, thì cơ quan tương ứng khó lâm vào cảnh thiếu máu rồi lâu ngày trở thành hoại tử. Điểm éo le là trái tim trong khi bơm máu liên hồi đến mọi ngỏ ngách cũng cần được nuôi dưỡng thông qua hệ thống mạch máu bao kín thành tim. Mạng lưới mạch máu này, phần do bất lợi về tư thế cơ thể học, phần vì kích thước mong manh, lại dễ bị tắt nghẽn. Nhanh hay chậm chỉ tùy theo cường độ kẹt xe!
Không chừa một ai!
Nếu tưởng bệnh mạch vành thường được phát hiện ở nam giới đã qua độ tuổi 50, hoặc trong giới doanh nhân có cuộc sống căng thẳng thì hố nặng. Thống kê trong mấy năm gần đây cho thấy thiếu máu cơ tim là tình trang bệnh lý:
– được ghi nhận ngay cả ở đối tượng hãy còn rất trẻ. Đã có những báo cáo về thuyên tắt mạch vành trên trẻ em!
– được phát hiện trên nhiều bệnh nhân không có vấn đề với chất mỡ trong máu, thậm chí ở người không dư cân, không hút thuốc!
– với tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ không kém nam giới
– đi kèm trong nhiều bệnh chứng khác như tiểu đường, rối loạn chức năng tuyến giáp, ung thư… nhưng lại phát tán như đòn đo ván cuối cùng!
(Bạn có biết TẢO SPIRULINA là món ĐIỂM TÂM của người BỆNH TIM MẠCH!)
Không chỉ vì cholesterol!
Do tiếng chuông báo động thường khi cường điệu về cholesterol nên bệnh lý mạch vành hầu như lúc nào cũng được gắn liền với tình trạng tăng chất mỡ trong máu. Đúng là cần điều trị béo phì cũng như giảm chất mỡ trong máu bằng chế độ dinh dưỡng, nếp sinh hoạt xem trọng chuyện vận động và thậm chí dùng thuốc nếu tối cần thiết. Nhưng nếu quy tất cả tội cho cholesterol để rồi đánh mất tầm nhìn toàn diện thì sai cả dặm vì:
– Nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim chưa từng bị tăng chất mỡ trong máu!, một số không ít thậm chí có lượng cholesterol quá thấp! Khuynh hướng kiêng khem thái quá vì sợ cholesterol rõ ràng không có lợi cho mục tiêu ngăn chận nhồi máu cơ tim.
– Một số rất đông phụ nữ ở tuổi mãn kinh dễ bị thiếu máu cơ tim với tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim thậm chí cao hơn con số thống kê ở bệnh nhân nam giới!
– Gần 1/3 số bệnh nhân nhập viện vì bệnh lý mạch vành không hề có triệu chứng báo động trước đó trên điện tâm đồ, trên siêu âm tim… và nhất là không có cơn đau thắt ngực. Thay vào đó là hình ảnh trầm uất đi kèm với đổ mồ hôi trộm, hồi hộp, lo sợ vô cớ… khiến bệnh được phát hiện quá trễ, chưa kể nhiều trường hợp “bị’ điều trị sai tuyến!
Hôm nay đã là quá muộn
Thật là một sai lầm nghiêm trọng nếu xếp loại bệnh lý mạch vành vào nhóm bệnh cấp tính. Nhồi máu cơ tim tuy xảy ra đột ngột nhưng chẳng qua đã có từ lâu. Tưởng là cấp tính chỉ vì bệnh gõ cửa không báo trước. Cũng như với tất cả các căn bệnh mãn tính khác, hiệu quả của liệu pháp, dù với phương pháp nào cũng thế, tùy thuộc vào khả năng chẩn đoán chính xác, càng sớm càng tốt. Ngày nào chưa có chương trình tầm soát bệnh mạch vành với bài bản, ngày đó thầy thuốc còn gặp khó khăn khi cấp cứu vì bệnh đến quá trễ. Khỏi nói thêm cũng hiểu hy vọng cứu được người bệnh mong manh đến thế nào nếu bệnh nhân phải mất nhiều giờ để được chuyển từ vùng sâu vùng xa lên đến thành phố rồi đứng khựng đâu đó vì… kẹt xe!
Thay vì đợi nước đến chân để rồi nhảy không kịp, giải pháp sẽ đơn giản hơn nhiều nếu cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đừng quên một nguyên tắc được thầy thuốc Đông Y đặt lên hàng đầu. Đó là chữa bệnh ngay khi bệnh chưa phát! Trái với định kiến của nhiều người, kể cả của một số không ít thầy thuốc, việc phát hiện bệnh mạch vành không quá phức tạp và cũng không đến độ tốn kém. Nếu không có phương tiện để tiến hành chụp hình mạch máu, siêu âm 3 chiều… thì ngay cả với một vài xét nghiệm sinh hóa phản ảnh gián tiếp mức độ lưu thông của dòng máu trong mạng lưới mạch vành, như homocystein, troponin, hay với điện tâm đồ, cũng đã đủ để thầy thuốc lưu ý hơn về khả năng vướng bệnh mạch vành của thân chủ. Vấn đề chỉ là có quyết tâm tìm bệnh để chữa cho sớm?, hay tiếp tục khoanh tay đợi bệnh để cấp cứu?! Chỉ khi nào có được quan điểm rõ như thế mới mong giảm thiểu con số bệnh nhân tuy chưa ghi tên hôm nay nhưng chắc chắn sẽ nhập viện trong thời gian rất gần!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
==> Hãy CHIA SẺ với NGƯỜI THÂN YÊU, BẠN BÈ để nhiều người được lợi lạc từ những kiến thức hữu ích này.
MỘT SỐ BÀI VIẾT RẤT HỮU ÍCH KHÁC CỦA BÁC SĨ LƯƠNG LỄ HOÀNG VỀ BỆNH TIM MẠCH:
1. HỒNG NHAN khó tránh ĐA TRUÂN.
Xem tại:https://bit.ly/2DKewHy
2. KEO nào DÁN MỠ vào THÀNH MẠCH?
Xem tại:https://bit.ly/2DG79RH
3. Hễ NGHẼN mau NGHẸT!
Xem tại:https://bit.ly/2RecWlh
4. ĐỪNG quên cho TIM NGHỈ mệt NỬA GIỜ.
Xem tại:https://bit.ly/2S7XSFQ
5. TIẾC chi 15 PHÚT phù du?!
Xem tại: https://bit.ly/2r6lbEu
6. GIỜ nào KỴ với bệnh CAO HUYẾT ÁP?
Xem tại:https://bit.ly/2KBuVje