Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG?
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm không ngừng phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến truyền thông về chế độ dinh dưỡng với tri thức và không ngừng cổ động cho thói quen vận động để ngăn chặn di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 10 triệu người bệnh tiểu đường đang là gánh nặng cho chính bản thân, gia đình và bảo hiểm y tế! Con số tròm trèm 10% dân số!, ở nước nào cũng thế, đã quá đủ để Tổ Chức Y Tế Thế Giới xướng ác danh “cơn đại dịch của thế kỷ” cho bệnh tiểu đường vì bệnh tuy không lây như bệnh nhiễm nhưng âm thầm lan nhanh, lan rộng hơn bất cứ đại dịch xưa nay, kể cả thảm họa Covid! Đáng nói hơn nữa là trong khi ngành y đã có trong tay kỹ thuật chẩn đoán cấp kỳ và phương tiện điều trị thừa sức hạ đường huyết, tỷ lệ di chứng của bệnh tiểu đường, từ mù mắt do thoái hóa võng mạc bước qua suy thận cho đến đoạn chi vì hoại tử, vẫn tiếp tục tăng!!!
Nếu so sánh với thập niên trước đây, công việc của thầy thuốc điều trị bệnh tiểu đường rõ ràng nhẹ nhàng hơn xưa. Lý do là nhờ kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị đã được cải thiện rất nhiều. Nói cụ thể hơn, thuốc hạ đường huyết đang lưu hành rõ ràng có tác dụng nhanh, mạnh, kéo dài và ít phản ứng phụ hơn thuốc thời trước. Nhưng điểm nghịch lý xưa nay trong bệnh tiểu đường vẫn tiếp tục tồn tại. Đó là tỷ lệ di chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường vẫn không giảm?, thậm chí tăng! Thống kê hàng năm trong thập niên vừa qua của các hãng bảo hiểm y tế ở CHLB Đức cho thấy:
- Số trường hợp nhồi máu cơ tim không có dấu hiệu báo động vì đòn đánh lén bệnh tiểu đường không giảm, trong số đó tỷ lệ tử vong cao gấp đôi số trường hợp phải xuôi tay theo định mệnh vì lý do khác!
- Số bệnh nhân tuy được điều trị đúng bài bản nhưng không tránh được mù mắt vì thoái hóa võng mạc tăng tiếp tục tăng, nhiều ít tùy quốc gia, nhưng không dưới 10%!
- Số nạn nhân phải đoạn chi, tháo khớp vì hoại tử do thuyên tắt mạch máu tăng tối thiểu 20%!, với khuynh hướng tỷ lệ thuận theo thời gian điều trị nhưng không ổn định được đường huyết!
Điều đó cho thấy viên thuốc hạ đường huyết, dù hiệu quả thế nào, vẫn chưa là giải pháp rốt ráo. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây thầy thuốc đều rõ là di chứng trong bệnh tiểu đường như cao huyết áp, đục thủy tinh thể, suy thận, viêm da, hoại tử mô mềm … tùy thuộc vào mức độ và tần suất dao động của lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh là người tuy có đường huyết hơi cao hơn định mức bình thường nhưng ổn định vẫn ít gặp biến chứng hơn đối tượng có lượng đường trong máu trồi sụt quá thường, lúc quá cao, khi quá thấp. Hạ đường huyết rõ ràng không còn quá khó. Nhưng nhiêu khê hơn nhiều là làm sao để đường huyết đừng dao động thất thường, nhất là khi vừa mở mắt chào ngày mới, cho dù suốt đêm không ăn, nhưng đường huyết lại cao do cơ thể tự huy động từ chất béo, chất đạm … dưới ảnh hưởng của nội tiết tố xì-trét, chẳng hạn vì bệnh nhân quá lo, quá sợ, quá giận trong giấc nam kha! Khó đỡ ám tiễn do chính nạn nhân buông cung vì đó là đòn đánh nguội dẫn đến biến chứng tàn khốc, cơn ác mộng của người bệnh tiểu đường!
Từ nhận thức đó nhiều thầy thuốc coi trọng quan điểm sinh học đã từ lâu tìm về hoạt chất sinh học, như acid linoleic trong Omega để tận dụng công năng hai mặt giáp công, vừa hỗ trợ tác dụng hạ đường huyết của thuốc đặc hiệu, vừa bảo vệ các mặt trận hở sườn trong bệnh tiểu đường như mạch máu trên thành tim, trên vỏ não, trên cầu thận, đáy mắt, dưới da … Thầy thuốc ở các nước châu Âu chắc chắn không dùng thuốc theo quảng cáo hay niềm tin. Họ ắt hẳn đã không chọn Omega nếu như kết quả điều trị không đủ sức thuyết phục.
Từ nghịch lý cho thấy viên thuốc hạ đường huyết, tuy không có không xong, nhưng mặt khác không thể là giải pháp đơn phương, thầy thuốc đặt nặng giá trị điều trị toàn diện với hiệu quả lâu dài, đã từ lâu tìm về kinh nghiệm của y học dân gian đồng thời ứng dụng kết quả nghiên cứu cập nhật về dưỡng chất trong kho tàng thực dưỡng của người xưa với hy vọng “ôn có tri tân” để qua đó tìm ra lối thoát thực tiễn trong mê lộ của bệnh tiểu đường. Có công mài sắt có ngày nên kim. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng tối ưu hóa tác dụng của thuốc hạ đường huyết, vừa tăng cường sức đề kháng cách mấy cũng bị bào mòn đồng thời tái kích hoạt chức năng điều chỉnh đường huyết của tụy tạng để nhờ đó bảo vệ mạng lưới vi mạch trên vỏ não, thành tim, đáy mắt, cầu thận …, chuyên gia ngành nội tiết ở nhiều trường y trên khắp 5 châu không hẹn mà “đồng thanh tương ứng” với một món quà độc đáo từ trời cao rơi vào rừng xanh Nam Mỹ: Omega trong Sachi, loại hạt ươm mầm cho sức khỏe!
Bác sĩ lão thành Murad, chuyên gia nổi tiếng trong ngành mỹ phẩm sinh học với quan điểm “trong uống rồi ngoài hãy thoa”, quả thật chí lý với quan điểm “người ta thường sợ bệnh vì thừa gì đó nên quên nguyên nhân trong đa số trường hợp là do thiếu món khác”. Nhận xét tâm đắc của “thầy” Murad hoàn toàn trùng hợp với một nguyên tắc vàng của Đông Y từ nhiều ngàn năm trước. Đó là dương bệnh bộc phát vì âm hư và ngược lại. Đây chính là điểm éo le của ngành y học hiện đại đang chóa mắt trước ánh sáng xanh nhấp nháy của màn hình máy siêu âm, của hình ảnh nội soi rõ mồn một trên màn hình máy vi tính nên bỏ sót mối tương quan cân bằng bên trong cơ thể người bệnh!
May cho người bệnh, tốt cho thầy thuốc là sau cả trăm năm tưởng chừng như mãn nguyện với tác dụng “đôi công” đáp trả theo kiểu tìm cho ra bệnh nguyên mới chịu chữa, rượt theo triệu chứng để đau đâu chữa gần đó, càng lúc càng có nhiều thầy thuốc băn khoăn về tác dụng phụ của thuốc hóa chất tổng hợp và nhất là động cơ núp kín khiến trị hôm nay tưởng đã xong ai ngờ bệnh vẫn còn đó chờ tái phát trong một ngày rất gần. Theo tâm thư của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), ngành y học hiện đại dường như đang hài lòng với hiệu năng cấp cứu, chữa xong đám cháy xem như hết việc, nhưng quên phòng cháy tốt hơn chữa cháy, quên điều trị cũng như tiêu chí ngành xây dựng, cần “an toàn trên hết”. Dập tắt mồi lửa trước mắt tất nhiên là tốt, nhưng tính lại cho cùng, nếu không tích cực phòng cháy bằng phương tiện dễ áp dụng, chẳng khác nào khoanh tay chờ ngày ngọn lửa lại bùng lên rồi cháy … sạch!
Đó là lý do tại sao hầu hết toa thuốc trị bệnh tiểu đường ở phương Tây không còn tập trung vào hóa chất tổng hợp theo kiểu đánh nhanh, đánh mạnh, đánh bất kể hại về sau. Trái lại, bên cạnh thuốc đặc hiệu là hoạt chất sinh học để vừa cộng hưởng với thuốc đặc hiệu nhằm tăng dược lực, vừa điều chỉnh rối loạn chức năng phát sinh vì bệnh lại thêm tăng cường sức đề kháng cách mấy cũng bị bào mòn. Tính lại cho cùng, giảm được phần thừa, như đường huyết tất nhiên là hay, Nhưng khéo hơn nhiều nếu nhờ hết thiếu phần này mà cải thiện phần trước đó vì thừa thải nên phá hoại!
Điều trị là tiếng kép. Trị liệu mà không điều chỉnh thì cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc cho dù có hài lòng trước mắt nhưng lộ trình dẫn về đích sao cho hiệu quả và an toàn vẫn chưa được nửa đường. Nửa vời đồng nghĩa mới vói tay cao lắm gần được 50%! Mong ước khẩn thiết lành bệnh của nửa sau, tính lại cho cùng, là chuyện xa vời!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
👉 👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1. Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại: https://bit.ly/3gFpSzQ
2. Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại: https://bit.ly/3xxtmd6
3. GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA! Xem tại: https://bit.ly/35Ddydd
4. TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO? Xem tại: https://bit.ly/3zGVEUC
5. Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6. Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG? Xem tại: https://bit.ly/3vvB9ss
7. Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại: https://bit.ly/2XwIKu8
8. Hồng nhan nào phải đa truân! Xem tại: https://bit.ly/30CmrnP
9. Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
10. Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại? Xem tại: https://bit.ly/3DU3SKn
11. Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua! Xem tại: https://bit.ly/3G3MyEA
12. Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?! Xem tại: https://bit.ly/3G3MWTy
13. VU LAN nào chỉ một ngày! Xem tại: https://bit.ly/3pipjRa
14. HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC? Xem tại: https://bit.ly/3DX0Chb