Thuốc nào giúp NÀNG BỖNG VUI trở lại?

(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)

Không cần bới lông tìm vết cũng biết người tròm trèm tuổi mãn kinh khó… khỏe! Chưa bàn đến áp lực tâm lý vì tâm trạng “tôi ơi thôi đành tuyệt vọng”, nếu chỉ nhìn dưới khía cạnh bệnh tim mạch, hầu như bà nào khi đến hẹn hết lên cũng gặp trục trặc với huyết áp, không cao thì thấp, hoặc khó lường hơn nữa, khi thấp khi cao khiến thầy thuốc khó xử vì cho thuốc này vướng bệnh kia! Bằng chứng là thống kê thực hiện trong năm 2020 tại Khoa Kết Hợp Đông Tây Y, Trung Tâm Oxy Cao Áp, Tp. HCM, với 200 bà trong độ tuổi 50 – 60 cho thấy 60% không hẳn cao huyết áp nhưng khó chữa vì huyết áp dao động khi trồi khi sụt nhiều lần trong ngày với chỉ số trương tâm, chỉ số báo động cho nguy cơ nhồi máu cơ tim, có khuynh hướng cao hơn định mức bình thường!

 
 

Vấn đề vẫn chưa dừng lại! Mãn kinh đúng là giai đoạn nhạy cảm do hỗn loạn nội tiết tố nữ tính, estrogen và progesteron. Nhưng nếu tưởng tình trạng này chỉ tác động trên hệ nội tiết & sinh dục và dẫn đến hệ quả khó chịu như lãnh cảm, khô âm đạo, mất ham muốn, dễ bội nhiễm tiết niệu … thì tuy đúng nhưng thiếu sót! Bên cạnh trục trặc với chức năng của hệ tuần hoàn hầu như khó tránh trong giai đoạn mãn kinh, như hồi họp, rối loạn nhịp tim, hụt hơi …, thiếu nội tiết tố nữ tính là đòn bẩy của nhiều thể dạng rối loạn cả tâm lẫn thể như:

Phân liệt cá tính và sa sút trí tuệ thể hiện qua các triệu chứng như hồi họp từng cơn, dễ cáu gắt, lo sợ triền miên, trầm cảm vô cớ, đau đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ, sợ quan hệ sinh lý!
Da nhăn, da nám, da quá khô đến độ dễ rạn nứt vì tiến trình tổng hợp collagen dưới da bị ức chế!
Loãng xương do công đoạn huỷ xương vận hành nhiều hơn và nhanh hơn tiến trình tạo xương!
• Khuynh hướng ứ đọng canxi và acid uric trong đường tiểu khiến nạn nhân dễ bị sỏi tiết niệu!
Xơ vữa vi động mạch nhanh chân hơn bình thường khiến huyết áp nhích dần lên trên thành bệnh cao huyết áp, giảm thị lực trong chiều hướng tăng áp lực nội nhãn trước khi hình thành cườm nước rồi cườm khô!
Ngứa ngáy bất chợt ngoài da nhưng không thuyên giảm bao nhiêu với thuốc chống dị ứng vì phía sau căn bệnh là rối loạn dẫn truyền thần kinh do thiếu canxi, manhê và kẽm từ đòn đánh bồi của nội tiết tố xì-trét trong giai đoạn mãn kinh.

Các dẫn chứng nêu trên cho thấy hội chứng mãn kinh không hề khu trú trong hệ tiết niệu & sinh dục theo định kiến hễ đau đâu chắc bệnh gần đó. Chữa mãn kinh mà chỉ tập trung vào “cơ sở hạ tầng” chẳng khác nào chữa cháy cầm canh dù biết rõ sớm muộn cũng đến lúc cháy sạch! Quả thật không quá lời nếu đánh giá hội chứng mãn kinh là giai đoạn cực kỳ mâu thuẫn trên cả hai mặt tâm thể của nạn nhân. Nếu những cơn bốc hỏa là lý do khiến nạn nhân dễ bị đồng hóa với hình ảnh quạu quọ bất ngờ, bực buồn bất chợt, phấn khích lãng xẹt thì mặt khác, nạn nhân hiểu rõ hơn ai hết về tình trạng khó nói, về cảm giác buồn chán cho dù đang thành đạt, với tất cả, từ cuộc sống bước qua công việc, với phòng the, với chính mình vì không hiểu mình muốn gì!

Chuyện tuy đúng là không của riêng ai nhưng sở dĩ phức tạp là vì gắn liền với cá tính của phụ nữ vốn không ai giống ai! Bằng chứng là trong cùng bối cảnh áp lực không hẳn bà nào cũng ngã bệnh như bà kia. Trái lại, nỗi khổ của nàng rõ ràng bên trọng bên khinh. Nói chung, kết quả khảo sát thống kê cả chục ngàn bệnh án của bảo hiểm y tế DAK ở CLB Đức cho thấy rối loạn chức năng tim mạch ở phụ nữ tiền mãn kinh rõ ràng có khuynh hướng bộc phát ở đối tượng trước đó:

Rối loạn kinh nguyệt đi kèm với cơn đau ½ đầu đi kèm với nôn mữa, sợ tiếng động, sợ ánh sáng, sợ mùi hôi …, còn có tên là thiên đầu thống, từ lúc còn trẻ nhưng không được điều trị rốt ráo!
Sang chấn thần kinh sau tang sự, ly dị, trục trặc pháp lý, tài chính, nghề nghiệp, hậu ung thư …!
Vướng bệnh nội tiết như tiểu đường, phình giáp …, bệnh phá huyết như viêm gan, sốt rét, loét dạ dày, lao phổi … không được phát hiện và điều trị ổn định!
Suy nhược thần kinh, lao tâm, lao lực vì phải chăm trẻ, nuôi người bệnh mãn tính lâu ngày!
Béo phì, hay ngược lại, thiếu cân kéo dài.

Vấn nạn nêu trên mới nghe tưởng chừng như phức tạp. phần vì triệu chứng báo động rất mơ hồ, phần vì gắn liền với yếu tố xã hội nên giải pháp thường khi nằm ngoài tầm tay của bệnh nhân và thầy thuốc. Nhưng cơ chế sinh bệnh không còn gì khó hiểu từ khi các nhà nghiên cứu về hội chứng mãn kinh trong thập niên gần đây đã phát hiện mối liên hệ giữa nội tiết tố nữ tính và chức năng tuyến giáp, nói chính xác hơn, vì nhược tuyến giáp. Đó là lý do tại sao, bên cạnh số cao huyết áp, không dưới 40% người mãn kinh, tuy có thể thừa cân nhưng huyết áp là đà ngọn cỏ, đồng thời là nạn nhân của những cơn ớn lạnh không biết trước, cứ như trúng gió tận trong xương, cho dù thời tiết bên ngoài oi bức!

Đây chính là lời lý giải tại sao trong y học dân gian, ở phương Đông cũng như bên trời Tây, liệu pháp “trợ tim người biệt kinh kỳ” bao giờ cũng bao gồm tác động điều chỉnh chức năng của tuyến giáp. Hiệu năng này càng toàn diện hơn nữa nếu được kết hợp với nhân tố tác dụng “3 trong 1”, vừa chống thiếu máu như với 3-Omega, vừa cải thiện tuần hoàn, như với 6-Omega, vừa cải thiện biến dưỡng cơ bản, như với 9-Omega. Nhờ tác dụng ba mặt giáp công, vừa thư giãn mạch máu, vừa cung ứng năng lượng, vừa trợ tim đẩy máu đến mọi ngõ ngách trong cơ thể nên bộ tam sên Omega 3,6,9 rất hữu dụng để chống cảm giác tê mỏi chân tay, ngăn cơn đau đầu, hoa mắt, chóng mặt ở người chao đảo vì nội tiết tố lao đao. Thêm vào đó, nhờ Omega vừa trì hoãn tiến trình suy giảm estrogen và progesteron, vừa hưng phấn hoạt tính của tuyến giáp nên người mệt tim vì mãn kinh không rơi vào tình trạng bất ngờ hụt hơi do hết pin giữa đường!

Đừng hy vọng rối loạn chức năng tuần hoàn và nội tiết sẽ dậm chân tại chỗ chờ gia chủ tìm giải pháp. Hồi hộp, cho dù chưa có dấu hiệu rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ, khó thở khi gắng sức, cho dù chưa có triệu chứng báo động trên siêu âm tim, nặng ngực khi căng thẳng, cho dù chưa có biểu hiện trên xét nghiệm sinh hóa khi khám sức khỏe định kỳ, chắc chắn sẽ chuyển sang bệnh tim thực thể, nếu không được tích cực điều trị kịp thời với hoạt chất sinh học có công năng bảo vệ cả TIM lẫn TÂM, như với Omega 3,6.9 trong hạt Sachi. Lỗ nhỏ không trám ngay, để chi cho đắm thuyền?!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

👉
👉 CÁC BÀI VIẾT KHÁC TRONG SÁCH  “SACHI, TRONG UỐNG NGOÀI THOA”:
1.  Vì sao thổ dân Nam Mỹ ÍT TĂNG MỠ MÁU? Xem tại:  https://bit.ly/3gFpSzQ
2.  Khéo mượn BÉO này TRIỆT MỠ kia! Xem tại:  https://bit.ly/3xxtmd6
3.  GAN ÍT MỠ nhờ ĐỦ bộ OMEGA!  Xem tại:  https://bit.ly/35Ddydd
4.  TRUNG NIÊN dằn túi MÓN NÀO?  Xem tại:  https://bit.ly/3zGVEUC
5.  Đâu là TỬ HUYỆT thời “hại điện”?! Xem tại: https://bit.ly/3DWX0vQ
6.  Hạt nào DẺO KHỚP, dầu nào BỀN XƯƠNG? Xem tại: https://bit.ly/3vvB9ss
7.  Cây không vô cớ TRÓC GỐC! Xem tại:  https://bit.ly/2XwIKu8
8.  Hồng nhan nào phải đa truân!  Xem tại:  https://bit.ly/30CmrnP
9.  Nhờ đâu SÁU MƯƠI KHÔNG LO MÌNH...GIÀ?! Xem tại: https://bit.ly/3lZpuyY
10.  Tại sao phải cần OMEGA trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG? Xem tại:  https://bit.ly/3lVKbLW
11.  Đừng tưởng NÃO mau hết đường ăn thua! Xem tại:  https://bit.ly/3G3MyEA
12.  Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!  Xem tại:  https://bit.ly/3G3MWTy
13.  VU LAN nào chỉ một ngày!  Xem tại:  https://bit.ly/3pipjRa
14.  HẠT nào THẬP DIỆN MAI PHỤC?  Xem tại:  https://bit.ly/3DX0Chb

Quí khách muốn LƯU bài viết này để ĐỌC LẠI? Hãy điền EMAIL và nhấn nút - GỞI CHO TÔI.
Hoặc dùng chức năng SHARE của Facebook hay ZALO để lưu về TƯỜNG Facebook (hay ZALO) của mình.

Để thường xuyên được cập nhật những bài viết hữu ích, hãy LIKE fan page của chúng tôi:
Bài viết hay