CHÉN CƠM nên THUỐC trong bệnh TIỂU ĐƯỜNG – Hỏi khó Đáp ngay với Bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Trích dẫn từ ấn phẩm “Hỏi khó, Đáp ngay” phát hành trong quý I/2022.
Trích dẫn từ ấn phẩm “Hỏi khó, Đáp ngay” phát hành trong quý I/2022.
Cách PHÒNG bệnh TIỂU ĐƯỜNG.
Tại sao đàn ông cần Ariginin?
Ảnh hưởng của nội tiết tố nam tính - testosteron đến sức khỏe của phái mày râu như thế nào?
Nếu phía sau tình trạng rối loạn cương dương là căn bệnh nào đó chưa được điều trị hiệu quả thì mọi biện pháp tiếp sức theo kiểu kích dục đều vô ích, thậm chí có hại! ....
Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến "chuyện đó" của đấng mày râu? Cách nào để cải thiện hiệu quả.
Người bệnh tiểu đường bắt buộc phải giảm cân vì, cũng theo kết quả khảo sát hẳn hoi, tỷ lệ biến chứng trong bệnh tiểu đường như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, mù mắt, hoại tử đầu chi, suy thận… cao hơn thấy rõ ở nhóm vừa thừa đường huyết vừa dư cân!...
Trong video này Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng giải đáp cặn kẻ những thắc mắc về bệnh tiểu đường, kể cả những điều KHÓ HIỂU, KHÓ NÓI.
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng phân tích về các biến chứng trong bệnh tiểu đường.
Tiểu Đường là "cơn ĐẠI DỊCH của thế kỷ" theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Mắc bệnh tiểu đường có thể để lại rất nhiều tổn thương về tinh thần, vật chất và chất lượng cuộc sống. Bài viết này TỔNG HỢP 15 bài viết vô cùng hữu ích của Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng về bệnh tiểu đường. Giúp hiểu để phòng ngừa và chiến đấu hiệu quả với căn bệnh này.
Dưới ảnh hưởng của nhịp sinh học mọi tiến trình thần kinh, nội tiết, biến dưỡng… không bao giờ vận hành theo kiểu đúng giờ như đồng hồ Thụy Sĩ. Trái lại, cường độ của hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… thay đổi thậm chí với sai biệt đáng kể tùy theo giờ hoạt động cực tiểu hay cực đại. Cũng chính vì thế, nếu nói riêng với hệ tim mạch, huyết áp không có trị số cố định nếu so sánh kết quả đo đạc nhiều lần trong ngày. Cũng chính vì thế mà người cao huyết áp khó tránh những thời điểm nhạy cảm khiến bệnh có thể trở thành nghiêm trọng...
Trước đây người ta vẫn tưởng bệnh tiểu đường là tình trạng bất khả kháng do thiếu nội tiết tố insulin của tụy tạng vì cơ quan này: Hoặc kiệt lực sau nhiều ngày gắng sức do gia chủ quá mạnh miệng với chất đường, Hoặc cạn sức do phải liên tục đối đầu với tình huống căng thẳng của cuộc sống của chủ nhân, Hoặc tạm ngừng sản xuất vì một cú “sốc” nào đó trong nghề nghiệp, trong gia đình…
Không nói chi đến thảm trạng của bệnh nhân tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim, hình ảnh bi thảm khó tránh của bệnh tiểu đường là suy thận, mù mắt, đoạn chi! Hậu quả đó sở dĩ vẫn còn là cơn ác mộng triền miên của người bệnh tiểu đường vì các mạch máu nhỏ rất dễ bị thuyên tắt nếu bệnh không nằm trong vòng kiểm soát...
Nếu chọn lời khuyên ngắn gọn cho người bệnh tiểu đường tôi sẽ không ngần ngại dùng ngày tiếng “ĐỘNG”! Muốn đường huyết trở về định mức bình thuờng vì tuỵ tạng do lý do giận lẫy sao đó nên không thèm tổng hợp nội tiết tố insulin, hay tuy vẫn sản xuất insulin nhưng dưới dạng mất hoạt tính. thì bệnh nhân không còn chọn lựa nào khác hơn là mượn động để khắc tĩnh. Người bệnh tiểu đường thậm chí phải “động” gấp 3 hoặc 4 lần người chưa bệnh mới mong đẩy lùi căn bệnh tiểu đường trăm mưu ngàn chước...
Có thực mới vực được đạo. Ăn thì ai cũng phải ăn. Nhưng lắm khi sinh bệnh không vì miếng ăn mà vì cách ăn. Nói có sách mách có chứng, ở CHLB Đức rõ ràng không thiếu bệnh viện chuyên khoa với công nghệ tiên tiến, cũng không thiếu thuốc đặc hiệu. Ấy vậy mà hàng năm vẫn có cả chục ngàn người tìm các tu viện cổ kính ở tiểu bang Badem-Wurtemberg để học cách… ăn!
Thống kê thực hiện qua các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu cho thấy nhiều người khi đến mốc 50 tuổi của đường đời thường phải đối đầu với hai căn bệnh nghiêm trọng. Đó là cao huyết áp và tiểu đường. Một đã đủ mệt đằng này cả hai căn bệnh thường đi đôi để vừa liên tục đục khoét sức đề kháng của nạn nhân vốn đã mong manh sau nhiều chục năm tất bật ngược xuôi, vừa chực chờ từng cơ hội thuận tiện với nhiều di chứng nghiêm trọng, từ bán thân bất toại do tai biến mạch máu não bước qua khiếm thị thoái hóa võng mạc cho đến đột tử sau lần nhồi máu cơ tim!....
Đúng là “chuyện đó” khó hanh thông như lúc xuân xanh vì testosteron, nội tiết tố giới tính của đàn ông, giảm dần kể từ tuổi 30. Tiến độ của “hội chứng mãn dục nam” càng gia tốc nếu đối tượng có cuộc sống không bình thản và nhất là khi có bàn tay phá hoại của tình trạng rối loạn biến dưỡng. Chính vì thế mà người bệnh tiểu đường nào cũng dễ khổ tâm vì chuyện khó nói nếu đường huyết không ổn định, nếu chất mỡ tăng theo trong máu....
...Nếu tưởng chỉ có phái nữ vào tuổi trung niên phải khổ tâm vì mãn kinh thì lầm. Nhờ ngành y trong thời gian gần đây hiểu rõ hơn về biến động của nội tiết tố giới tính nên không còn nghi ngờ là đàn ông cũng thế, cũng gặp giai đoạn nội tiết tố nam tính testosteron bắt đầu giảm sút với tiến độ trung bình 2% mỗi năm để khi bước vào tuổi lục tuần thường không còn được phân nửa phong độ của thời trai tráng...
Đã gọi là bệnh tiểu đường tất nhiên liên quan đến trục trặc trong khâu biến dưỡng chất đường. Nhiều người vì thế dù chưa bệnh vẫn bớt món ngọt vì sợ bệnh hơn sợ … ma! Cẩn tắc tuy đúng là vô áy náy nhưng chỉ bấy nhiêu vẫn chưa đủ để cầm chân “cơn đại dịch của thế kỷ”! Kiêng đường đến phát thèm nhưng nếu cuộc sống tẩm đầy stress thì bệnh tiểu đường không mời cũng chực chờ ngoài cửa. Bằng chứng là nhiều người không hề “hảo ngọt” theo nghĩa đen nhưng vẫn bệnh mới đau!...
Trước đây hai thập niên, ở CHLB Đức có khoảng 2,5 triệu người bệnh tiểu đường. Sau hơn hai mươi năm phát động phong trào phòng chống bệnh tiểu đường, từ biện pháp tầm soát miễn phí cho đến hàng loạt chiến dịch truyền thông về chế độ dinh dưỡng và vận động để ngăn chận di chứng nghiêm trọng của căn bệnh này, ngành y tế ở Đức hiện nay đang phải đối đầu với thực tế cay đắng là không dưới 8 triệu người bệnh tiểu đường, nghĩa là tròm trèm 10% dân số!, một con số đủ để Tổ Chức Y Tế Thế Giới đặt tên cho bệnh tiểu đường là “cơn đại dịch của thế kỷ”! vì vận tốc phát tán đáng sợ trên khắp 5 châu, cho dù bệnh không lây lan!....