Mua chi THUỐC ĐỘC từng đêm?!
(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)
(Trích dẫn từ “Sachi, trong uống ngoài thoa”, ấn phẩm phát hành trong quý 4.2021)
(Trích từ “Cung đàn sao đành lỗi nhịp?!”, ấn phẩm phát hành vào năm 2021)
Mất ngủ à...CHUYỆN NHỎ...chỉ cần dùng THUỐC NGỦ! Đúng hay sai?
“Thức khuya mới biết đêm dài!”. MẤT NGỦ bên cạnh gây ra mệt mỏi, bần thần, lãng trí, béo phì, lãnh cảm, liệt dương, còn là đòn bẩy cho những bệnh lý nghiêm trọng như TIỂU ĐƯỜNG, TIM MẠCH, UNG THƯ…v.v. Cách nào để cải thiện chất lượng giấc ngủ?...
Không hẳn lúc nào châm ngôn cũng đúng. Chẳng hạn với câu “ăn được ngủ được là tiên”. Bằng chứng là không thiếu người tuy vẫn ngủ ngon trong thời buổi khó ngủ vì cuộc sống căng thẳng đủ điều nhưng vẫn không sướng như tiên! Đó là họ rất dễ ngủ, đặt lưng ngáy liền, thậm chí ngủ sâu đến độ có đến mấy giấc chiêm bao, nhưng sáng dậy vẫn mệt mỏi bần thần, cứ như đã cày bừa suốt đêm. Với số nạn nhân này 3 triệu chứng điển hình của suy nhược thần kinh là đau đầu, đãng trí và mất ngủ sớm muộn không mời cũng đến...
Mất ngủ là chuyện quá thông thường trong cuộc sống thời “hại điện” không chỉ vì mấy ai dễ ngủ vì đầu quá căng. Đó cũng là dấu hiệu đi kèm của đủ loại bệnh chứng. Từ nguyên nhân đơn giản như bội nhiễm bước qua lý do dễ hiểu như ngộ độc rượu bia, phản ứng phụ của thuốc, cho đến bệnh lý phức tạp hơn nhiều như tăng đường huyết, giao động huyết áp, trầm uất…, tất cả đều có thể biểu lộ với triệu chứng mất ngủ. Lâu dần thành quen. Nhiều người vì thế xem mất ngủ như một phần khó tránh của cuộc sống. Hơn nữa, giải pháp cũng không quá phức tạp khi không thiếu thuốc ngủ đang chờ sẵn trong dược phòng...
Theo báo cáo của chuyên gia về bệnh lý do stress, mất ngủ là dấu hiệu báo động thường gặp nhất ở người bắt đầu hết pin vì cuộc sống xì-trết quá đi thôi. Không mấy khó cho người muốn mua giấc ngủ bằng mọi giá nếu chữa bệnh theo kiểu đau đâu chữa đó, theo kiểu “khách hàng là thượng đế, theo cách cần gì bán nấy, theo mục tiêu ăn xổi ở thì vì hiện không thiếu thuốc an thần, từ thuốc hóa chất tổng hợp bước qua dược thảo. Lấy một thí dụ cụ thể, nếu 1/3 cư dân ở Đức đêm nào cũng luân phiên nuốt loại thuốc ngủ nào đó để đừng chờ sáng thì số khách hàng thân thiết ở xứ mình dễ gì chịu thua kém!...
Người cao tuổi không thể ngủ nhiều như lúc còn thanh xuân, nhất là khi người lớn tuổi ngủ trưa hay ngủ gà ngủ gật nhiều lần trong ngày. Điều quan trọng cho người cao niên vì thế không là làm sao ngủ cho đủ mà làm thế nào ngủ cho ngon?...
Đừng tưởng dễ bắt bí với câu hỏi “đố ai nằm ngủ không mơ” vì vẫn có người ngủ một lèo không mộng mị gì hết, hay nói đúng hơn, có chiêm bao nhưng không nhớ! Dễ ăn hơn là câu hỏi “đố ai chưa từng mất… ngủ?!” vì chắc mẻm là không sót người nào. Không lạ gì khi, chỉ nói riêng ở Đức vì biết đâu nói đó, mỗi năm người dân tiêu thụ không nhiều, chỉ tròm trèm một tỷ viên thuốc ngủ! Tất nhiên vì đó là giải pháp đơn giản, uống vào ngủ ngay, và vì thầy thuốc cũng không ngần ngại khi biên toa cho hài lòng khách hàng là thượng đế đang cần ngủ vài đêm trước cuộc sống ngày càng khó ngủ...
Ai cũng biết ngủ được sướng như tiên. Cũng vì hiểu thế nên các nhà nghiên cứu ở Hoa Kỳ đã truy tìm lý do tại sao nhiều người còn trẻ, coi còn khỏe nhưng lại ngủ không trọn giấc. Kết quả thống kê với đối tượng nam nữ trong độ tuổi 30 – 40 cho thấy họ không hài lòng với chất lượng của giấc ngủ vì:...
Ai cũng hiểu “ăn được ngủ được là tiên”. Bằng chứng là đâu có tiên nào chết yểu? Chính vì thế mà quảng cáo cho thuốc kéo dài tuổi thọ dù có nhảm nhí thế nào cũng có người nghe. Cũng vì ai cũng ham sống lâu mà cách đây ít năm hoạt chất mang tên melatonin đã có lúc được tán tụng đến mây xanh như thần dược cải lão hoàn đồng vì người uống thuốc rõ ràng sướng như tiên nhờ ăn ngon hơn, ngủ sâu hơn!...
Nếu bàn tay có ngón dài ngón vắn thì mất ngủ cũng có năm bảy đường trằn trọc. Có thể vì quá lo lắng, có thể do bệnh mãn tính, nhưng cũng có người mất ngủ vì lý do nghe qua có phần nào kỳ dị, vì hai chân luân phiên co giật táy máy suốt đêm khiến chủ nhân vừa chợp mắt thì giật mình. Không ai vui gì khi đang ngủ ngon bỗng có ai giật chân gọi dậy. Đằng này chính mình phá mình mới tức cành hông...
Nếu tưởng phải bệnh, nếu nghĩ vì lo lắng nên mất ngủ thì tuy không sai nhưng chưa hẳn lúc nào cũng đúng. Theo báo cáo của trung tâm nghiên cứu ở Stuttgart không dưới 30% người bị rối loạn giấc ngủ, nghĩa là ngủ không sâu, ngủ rồi vẫn mệt mỏi như chưa ngủ…, vì nạn nhân chính là… thủ phạm. Giấc ngủ bị rối loạn do gia chủ có một số thói quen khiến trung khu vận hành giấc ngủ đổ quạu nên hoặc nhanh nhẩu đoảng khiến gia chủ đặt lưng ngáy o o nhưng bật dậy lúc 1, 2 giờ rồi trăn trở đến sáng, hoặc ù lì nên gia chủ tuy mệt nhoài mở mắt không lên nhưng không ngủ!...
Nhờ tiến bộ nhảy vọt trong mô hình và kỹ thuật nghiên cứu, thầy thuốc bây giờ đã hiểu đúng hơn, hiểu rõ hơn về giấc ngủ. Không như quan điểm trước đây, theo đó chức năng của giấc ngủ hầu như chỉ khu trú trong phạm vi phục hồi. Giấc ngủ theo kiến thức cập nhật là khoảnh khắc vô cùng quan trọng vì là lúc thao diễn của nhiều hoạt động đa dạng cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Theo nhiều nhà nghiên cứu, giấc ngủ đầy đủ chất lượng thậm chí là một trong các yếu tố quyết định để phòng ngừa nhiều bệnh chứng nghiêm trọng...
Ít ai ngờ loại thuốc đang gây thâm hụt trầm trọng ngân sách của các hãng bảo hiểm y tế ở châu Âu lại là thuốc an thần! Chuyên gia ngành y bên trời Tây thậm chí phải gióng cao liên hồi tiếng chuông báo động vì không dưới 1/5 cư dân châu Âu đang luân phiên xin thuốc an thần! Chỉ nói riêng ở Đức, không dưới 3 triệu người đang uống thứ thuốc an thần nào đó hằng đêm!...